Tin tức - Sự kiện
|
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc thăm và làm việc với Đại học Huế
(02-01-2018 11:50)
Góp ý
Sáng 02/01/2018, Đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, UV Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ đã chủ trì buổi làm việc với Đại học Huế. Tham gia đoàn công tác của Thủ tướng Chính phủ có: Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam; Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng; Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ; Bộ Trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến; Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguyễn Xuân Cường; Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Hồng Hà; lãnh đạo các Bộ Kế hoạch Đầu tư; Bộ Tài chính. Về phía tỉnh Thừa Thiên Huế có Đồng chí Lê Trường Lưu, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế; Đồng chí Nguyễn Văn Cao, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế; lãnh đạo các sở, ban ngành của tỉnh Thừa Thiên Huế. Về phía Đại học Huế có PGS.TS Nguyễn Quang Linh, Bí thư Đảng uỷ, Giám đốc Đại học Huế; các Phó Giám đốc, lãnh đạo các trường đại học thành viên, khoa, phân hiệu và các đơn vị trực thuộc; các nhà giáo là giáo sư, phó giáo sư, nhà giáo nhân dân, thầy thuốc nhân dân, thầy thuốc ưu tú.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc với Đại học Huế
PGS.TS. Nguyễn Quang Linh, Bí thư Đảng uỷ, Giám đốc Đại học Huế báo cáo với Thủ tướng Chính phủ những thành tựu nổi bật của Đại học Huế, những khó khăn thách thức và một số kiến nghị đối với Thủ tướng Chính phủ
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu tại buổi làm việc
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến phát biểu tại buổi làm việc
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguyễn Xuân Cường phát biểu tại buổi làm việc
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ phát biểu tại buổi làm việc
PGS.TS Nguyễn Quang Linh, Bí thư Đảng uỷ, Giám đốc Đại học Huế đã báo cáo với Thủ tướng Chính phủ những thành tựu nổi bật của Đại học Huế, những khó khăn thách thức và một số kiến nghị đối với Thủ tướng Chính phủ.
Đại học Huế tiền thân là Viện Đại học Huế, được thành lập năm 1957, đến nay đã hơn 60 năm xây dựng và phát triển, qua nhiều lần thay đổi mô hình và cấu trúc song vị thế và vai trò lịch sử không bao giờ thay đổi, là một đại học đa ngành, đa lĩnh vực, mạnh về sư phạm, khoa học xã hội nhân văn, y dược, nông lâm ngư, nghệ thuật, du lịch, khoa học cơ bản và máy tính. Hiện có 8 trường ĐH thành viên, 2 khoa trực thuộc, phân hiệu đại học và 2 viện nghiên cứu, 7 trung tâm, nhà xuất bản, 6 tạp chí ngành và liên ngành quốc tế và 8 tạp chí khoa học của các trường thành viên. Đại học Huế đã trở thành một sơ sở giáo dục đại học uy tín, trung tâm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao của cả nước, một phần tinh hoa của văn hoá Huế, cái nôi nuôi dưỡng trí tuệ và tài năng. Đại học Huế được xếp hạng luôn nằm trong top 5 các đại học đứng đầu của cả nước, 350 đại học hàng đầu châu Á.
Hiện Đại học Huế có đội ngũ cán bộ giảng viên có trình độ và chất lượng cao với 3878 cán bộ, viên chức và lao động, trong đó có 2113 giảng viên, 300 nghiên cứu viên, 250 giáo sư, phó giáo sư; 145 nhà giáo nhân dân, nhà giáo ưu tú, thầy thuốc nhân dân, thầy thuốc ưu tú; 350 giảng viên cao cấp, 675 tiến sĩ, 29 giáo sư danh dự người nước ngoài và hàng trăm giáo sư, phó giáo sư thỉnh giảng trong và ngoài nước. Tỉ lệ sinh viên nước ngoài đến học ngày càng cao qua các chương trình trao đổi và di chuyển sinh viên quốc tế đến Việt Nam.
Đại học Huế có119 ngành đào tạo đại học, 81 chuyên ngành đào tạo thạc sĩ, 52 chuyên ngành đào tạo tiến sĩ, 78 chuyên ngành đào tạo bác sĩ chuyên khoa cấp I và II, 8 ngành bác sĩ nội trú, 17 chương trình liên kết đào tạo đại học và sau đại học với Áo, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Pháp, Thái Lan, Thuỵ Điển, New Zealand, Úc, Trung Quốc. Quy mô đào tạo 47.500 sinh viên chính quy.
Đại học Huế là trung tâm nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ mạnh: Từ năm 2000 đến nay, ĐHH có 179 đề tài cấp Quốc gia; 876 Bộ và 131 tỉnh và mỗi năm có 80 – 100 đề tài cấp ĐHH và nhiều đề tài cấp cơ sở. Có 175 sản phẩm công nghệ, 25 sản phẩm có tiềm năng thương mại. Nhiều quy trình công nghệ được chuyển giao và ứng dụng cho cộng đồng xã hội. Mỗi năm Đại học Huế có khoảng 300 - 400 bài báo khoa học công bố trên các tạp chí thuộc danh mục ISI, SCOPUS. Từ tháng 9/2016 đến 10/2017 Đại học Huế có 128 bài báo khoa học đăng trên các tạp chí khoa học thuộc danh mục ISI và 208 bài báo khoa học đăng trên các tạp chí khoa học thuộc danh mục SCOPUS.
Đại học Huế đã được Đảng, Nhà nước trao tặng nhiều phần thưởng cao quý: Huân chương Giải phóng Hạng nhất (1975); Huân chương Độc lập hạng Ba (1998), hạng Hai (2002) và hạng Nhất (2012); nhiều Bằng khen, Cờ của Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo, của các Bộ, Ngành. Năm 2017, Đại học Huế một lần nữa vinh dự đón nhận Huân chương Lao động Hạng nhất. Các trường thành viên và các đơn vị trực đã được Đảng, Nhà nước tặng thưởng: - Trường ĐH Y Dược được phong tặng Anh hùng lao động (2011); - Trường ĐH Nông Lâm 02 lần được tặng Huân chương Độc lập hạng Nhất; - Trường ĐH Khoa học được tặng Huân chương Lao động hạng Nhất và Huân chương Độc lập hạng Nhì; - Trường ĐH Sư Phạm được tặng Huân chương Độc lập hạng Nhất; - Trường ĐH Ngoại Ngữ được tặng Huân chương Lao động hạng Ba; - Trường ĐH Kinh tế, Trung tâm Giáo dục Thường xuyên, Trung tâm Giáo dục QP – AN: Huân chương Lao động hạng Nhì.
Tại buổi làm việc, PGS.TS. Nguyễn Quang Linh đã đề xuất, kiến nghị với Thủ tướng: Chính phủ phủ tiếp tục đầu tư để xây dựng Khu đô thị Đại học Huế tại Trường Bia theo Quyết định số 164/QĐ-TTg đã phê duyệt, đặc biệt là giải phóng mặt bằng; cho cơ chế hoạt động của Đại học Huế như Đại học quốc gia để thực hiện lộ trình tự chủ đại học và cho phép ĐHH quyết định chuyển đổi công năng các cơ sở hạ tầng có hiệu suất và hiệu quả thấp để đầu tư phát triển khu đô thị đại học Trường Bia; có chủ trương để ĐHH tái cấu trúc và hoàn thiện cơ cấu tổ chức của các đơn vị thành viên và trực thuộc. Nâng cấp 02 khoa Du Lịch và Khoa Dược thành Trường Đại học Du lịch và Trường Đại học Dược; Chính phủ đầu tư nguồn lực để phát huy lợi thế của Đại học Huế ở các lĩnh vực khoa học có thế mạnh: Y Dược; Nông Lâm Ngư nghiệp; Xã hội và Nhân văn; Công nghệ thông tin; Mỹ thuật và Sư Phạm. Thủ tướng Chính phủ sớm phê duyệt đề án Phát triển Viện CNSH và phát triển ĐHH theo định hướng Đại học nghiên cứu; Chính phủ hỗ trợ ĐHH đào tạo nguồn nhân lực cho Lào, Căm-Pu-Chia và Myanmar theo các Hiệp định giữa hai Chính phủ.
Sau khi nghe ý kiến của Giám đốc Đại học Huế, ý kiến của đại diện đội ngũ trí thức Đại học Huế và các phát biểu của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến, đại diện lãnh đạo các Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Nông nghiệp, Bí thư Tỉnh uỷ tỉnh Thừa Thiên Huế Lê Trường Lưu, Thủ tướng Chính phủ đã có phát biểu chỉ đạo. Thủ tướng khẳng định Huế là đất văn hóa, vùng địa linh nhân kiệt trong đó Đại học Huế có truyền thống hơn 60 năm, là tinh hoa của miền Trung, xứ Huế, là trung tâm đào tạo lớn của khu vực. Đây cũng chính là một trục tăng trưởng của miền Trung, của Thừa Thiên-Huế. Thủ tướng nhấn mạnh vai trò của Đại học Huế trong việc đào tạo nguồn nhân lực giỏi về chuyên môn nghiệp vụ và mẫu mực về văn hoá.
Bên cạnh thành tích mà Đại học Huế đạt được thời gian qua, Thủ tướng chỉ ra một số tồn tại, bất cập như trong khi số ngành đào tạo khá lớn nhưng tỉ lệ việc làm của sinh viên tốt nghiệp chưa cao. Một số ngành tỉ lệ việc làm còn thấp. Số bài báo trên các tạp chí quốc tế của Đại học Huế tăng lên, là một trong 5 trường đại học lớn của Việt Nam đứng thứ 2 về số lượng sinh viên, nhưng định hướng nghiên cứu của Đại học Huế chưa rõ nét. Hoạt động sáng tạo và khởi nghiệp cho sinh viên chưa mạnh, cơ sở vật chất thiếu đồng bộ. Tự chủ là lối ra cho đại học Việt Nam nhưng chúng ta còn lúng túng.
Thủ tướng thống nhất sứ mệnh và phương hướng của Đại học Huế, trong đó Thủ tướng chỉ đạo: Không được chủ quan với những gì mình đạt được mà phải tích cực chủ động hơn trong việc xây dựng một Đại học lớn về quy mô phát triển. Thúc đẩy đổi mới phát triển mạnh mẽ trong điều kiện mới, nhất là vai trò chủ động sáng tạo của người học, ứng dụng CNTT, gắn đào tạo với nghiên cứu chuyển giao công nghệ, tạo môi trường khởi nghiệp cho sinh viên. Đây là những vấn đề lớn cần chủ động hơn. Phát huy tinh thần tự chủ trên tinh thần tự chịu trách nhiệm về hoạt động giảng dạy và nghiên cứu, về mọi hoạt động của đại học. Cần xác định Huế, Đại học Huế phải là trung tâm đổi mới trong phát triển giáo dục đại học.
Song song với tự chủ là tự chịu trách nhiệm, Thủ tướng chỉ đạo các sản phẩm đầu ra của Đại học Huế phải được đo lường thường xuyên, phải được quốc tế và trong nước công nhận, sinh viên phải hài lòng với môn học, ngành học, đặc biệt là kiến thức đó đáp ứng được yêu cầu của người học. Kết nối chặt chẽ với các nhà tuyển dụng trong đào tạo, các chương trình hướng nghiệp, các mạng lưới sinh viên rộng rãi. Cần chú trọng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ giảng viên, tăng nhanh đội ngũ giảng viên có trình độ cao. Giảng viên Đại học Huế không chỉ là cán bộ giỏi mà còn hướng đến phải tư vấn giỏi cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Phải đẩy mạnh hợp tác quốc tế, tranh thủ nguồn lực, công nghệ tiên tiến để nâng cao trình độ, đặc biệt là mở rộng hình thức liên kết đào tạo đa dạng.
Thủ tướng Chính phủ khẳng định Đại học Huế không phải là trường địa phương mà là trường quốc gia, trường quốc tế; khuyến khích các người giỏi trên cả nước, Việt Kiều yêu nước về giảng dạy và làm việc. Chú trọng chăm lo vật chất và tinh thần đối với các thầy cô giáo, cán bộ công nhân viên và sinh viên, tạo điều kiện sinh hoạt tốt, có lý tưởng, hoài bảo, phát huy năng lực. Sinh viên Đại học Huế phải văn minh, yêu nước, hướng về chủ nghĩa xã hội. Việc quản lý giáo dục sinh viên phải bao gồm kỹ năng sống, tâm sinh lý, lý tưởng của sinh viên.
Thủ tướng đề nghị 4 định hướng lớn với Đại học Huế và với giáo dục đại học nói chung: Các thầy giáo cô giáo phải quan tâm đồng thời tri thức khoa học, phương pháp tự nghiên cứu với kỹ năng mềm và gắn với thực tiễn, giúp sinh viên sáng tạo, trải nghiệm, trưởng thành trong tâm lý, trí tuệ và năng lực; thực sự đào tạo theo nhu cầu xã hội, cả về số lượng và chất lượng, cơ cấu hướng tới các chuẩn mực quốc tế và khắc phục các nhược điểm, sinh viên không chỉ tự tìm việc mà phải tạo lập được khởi nghiệp mạnh mẽ hơn; cần tăng cường ứng dụng công nghệ, đổi mới tư duy đào tạo, cung cấp các kiến thức phát huy chủ lực sáng tạo, đổi mới. Quản trị đại học đang chuyển dịch từ nhà nước kiểm soát sang nhà nước giám sát; tự chủ đại học phải được mở rộng hơn, thực chất hơn, đó là xu thế quản trị đại học.
Thủ tướng đã giải đáp các kiến nghị của Đại học Huế và kết luận nhiều vấn đề về đầu tư, cơ chế … với tinh thần tạo điều kiện để Đại học Huế ngày càng phát triển hơn nữa. Thủ tướng rất vui mừng có buổi thăm và làm việc với Đại học Huế. Thủ tướng tin tưởng với chiều dày truyền thống, đội ngũ nhiều kinh nghiệm, nhiều tri thức, kiến thức mới, Đại học Huế sẽ phát huy tốt hơn nữa truyền thống, những thành tựu đã đạt được trong thời đại mới của đất nước.
Sau buổi làm việc, Thủ tướng và đoàn công tác đã trồng cây lưu niệm và thăm Nhà truyền thống Đại học Huế.
Tin thời sự Đài truyền hình Việt Nam - Ngày 02/01/2018
PV
Các tin mới hơn
Lãnh đạo Đại học Huế viếng nghĩa trang Liệt sĩ Trường Sơn và nghĩa trang Đường 9 đầu Xuân Mậu Tuất - 2018
(26-02-2018 01:57)
Ấm áp tết Việt Nam với Lưu học sinh Lào đang học tại Đại học Huế
(13-02-2018 00:02)
Đại học Huế gặp mặt nhà giáo và cán bộ quản lý qua các thời kỳ nhân dịp Tết Nguyên đán Mậu Tuất – 2018
(06-02-2018 10:20)
Hội nghị tổng kết xây dựng Đảng năm 2017 và triển khai nhiệm vụ 2018
(02-02-2018 12:23)
43 Nhà giáo Đại học Huế được công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư năm 2017
(02-02-2018 05:07)
Hội thảo khoa học Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 – Bài học lịch sử
(26-01-2018 10:42)
Đại học Huế đẩy mạnh xây dựng các nhóm nghiên cứu
(17-01-2018 09:07)
Kỷ niệm 10 năm thành lập Khoa Du lịch – Đại học Huế
(13-01-2018 22:46)
Các tin đã đăng
Đại hội Công đoàn Đại học Huế, lần thứ V, nhiệm kỳ 2017 – 2022
(31-12-2017 05:00)
Khoa Sư phạm - Đại học Quốc gia Lào và Đại học Huế mở rộng hợp tác
(28-12-2017 17:16)
Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động Cơ quan Đại học Huế
(28-12-2017 09:48)
Trường Đại học Y Dược, Đại học Huế vinh dự nhận chứng nhận giải thưởng Nhân tài Đất Việt
(28-12-2017 05:08)
Nâng cao chất lượng thực tập nghiệp vụ tại doanh nghiệp
(24-12-2017 11:18)
Hội thảo quốc tế Ứng dụng Công nghệ sinh học: Chuyển giao từ phòng thí nghiệm ra sản xuất
(21-12-2017 10:09)
Đại học Huế và Đại học Porto, Bồ Đào Nha ký kết thỏa thuận hợp tác khoa học và văn hóa
(18-12-2017 04:45)
Đầm ấm nghĩa tình Cựu chiến binh Đại học Huế
(17-12-2017 12:30)
Cuộc thi soạn thảo văn bản hành chính lần thứ Nhất, năm 2017
(17-12-2017 08:19)
Hội thảo quốc tế: Quan hệ Việt Nam - Bồ Đào Nha: Quá khứ và hiện tại.
(16-12-2017 07:53)
|
Tin tức, sự kiện nổi bật
Thông báo số 01 viết bài tham dự Hội thảo “30 năm thực hiện Nghị định 30/CP của Chính phủ, phát triển Đại học Huế thành Đại học Quốc gia”
(15-08-2024 09:31)
Thông báo tuyển sinh đại học bằng hai, liên thông từ trình độ trung cấp, cao đẳng lên đại học tại Khoa Kỹ thuật và Công nghệ - Đại học Huế năm 2023 đợt 3
(19-10-2023 14:46)
Thông báo Danh sách tập thể và cá nhân được đề nghị công nhận các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng năm học 2022 - 2023
(21-08-2023 10:27)
Tin tức, sự kiện mới nhất
Liên kết
|