English | Français   rss
Liên kết
Thúc đẩy hoạt động chuyển giao và thương mại hóa sản phẩm KH&CN tại Đại học Huế (30-11-2022 09:21)
Góp ý

Ngày 30/11/2022, Đại học Huế tổ chức Hội thảo “Thúc đẩy hoạt động chuyển giao và thương mại hóa sản phẩm khoa học và công nghệ”. Hội thảo có sự tham gia và báo cáo của các diễn giả đến từ Sở KH&CN các tỉnh Thừa Thiên Huế, Quảng Trị, Quảng Nam; các doanh nghiệp, doanh nghiệp KH&CN trên địa bàn; lãnh đạo và các nhà khoa học từ các đơn vị thành viên, đơn vị trực thuộc và thuộc Đại học Huế.

TS. Đỗ Thị Xuân Dung, Phó Giám đốc Đại học Huế điều hành và phát biểu tại Hội thảo 

 

Báo cáo của Ban Khoa học Công nghệ và Quan hệ quốc tế Đại học Huế, giai đoạn 2017-2021, Đại học Huế có 35 sản phẩm KH&CN được chuyển giao cho các địa phương, doanh nghiệp với tổng trị giá khoảng 4,84 tỷ đồng; năm 2022 có 9 sản phẩm chuyển giao trị giá hơn 2,4 tỷ đồng. Năm 2022, các sản phẩm được chuyển giao, thương mại hóa thành công có thể kể đến: Quy trình nhân giống, trồng, sơ chế và bảo quản cây Sâm cau (Curculigo orchioides Gaerthn); Ứng dụng khoa học công nghệ sản xuất thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh từ nguồn nguyên liệu ở địa phương để phát triển chăn nuôi bò thịt tại tỉnh Quảng Ngãi; Sản xuất thử nghiệm giống gà H're tại một số tỉnh vùng Bắc Trung Bộ; Điều tra, đánh giá đất đai và thành lập bản đồ thổ nhưỡng tại các xã vùng Tây Bắc, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An; Ứng dụng KHCN xây dựng mô hình liên kết bền vững trong sản xuất và tiêu thụ hạt lúa giống cấp xác nhận tại huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam…

 

Tuy nhiên, quá trình chuyển giao và thương mại hóa sản phẩm KH&CN tại Đại học Huế vẫn còn một số tồn tại: số lượng các sản phẩm KH&CN được chuyển giao, thương mại hóa cũng như nguồn thu từ hoạt động này còn ít, chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của Đại học Huế; loại hình nghiên cứu ứng dụng từ các đề tài, nhiệm vụ KH&CN các cấp chưa phong phú; Sản phẩm được tạo ra từ kết quả nghiên cứu chưa thật sự đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp, địa phương cũng như giải quyết các vấn đề cấp bách của xã hội; sự liên kết giữa 3 nhà: Nhà nước – Nhà khoa học và Doanh nghiệp chưa thực sự chặt chẽ; Việc thành lập doanh nghiệp và hướng đến doanh nghiệp KH&CN trong CSGDĐH vẫn còn gặp phải những vướng mắc nhất định.

 

Định hướng giai đoạn 2021 - 2026, có 20-25 công nghệ/sản phẩm được chuyển giao có nguồn thu từ 300 triệu đồng trở lên. Tỷ trọng nguồn thu từ các hoạt động KH&CN trong tổng thu của Đại học Huế đạt ít nhất là 15% năm 2022 và ít nhất là 20% đến năm 2026.

 

TS. Phan Thị Á Kim, Phó Giám đốc Sở KH&CN tỉnh Quảng Nam phát biểu tại Hội thảo 

 

Tại hội thảo, các diễn giả trình bày các báo cáo: Giới thiệu Sàn Giao dịch công nghệ và Điểm kết nối cung - cầu công nghệ và hiện trạng, định hướng phát triển doanh nghiệp KH&CN tại Thừa Thiên Huế - Sở KH&CN TTH; Thực trạng và kinh nghiệm hoạt động chuyển giao, thương mại hóa sản phẩm KH&CN của Trường ĐHNL; Kết nối, chuyển giao và ứng dụng kết quả từ khu vực nghiên cứu sang khu vực sản xuất, PGS. TS. Nguyễn Thị Ái Nhung, Trường ĐHKH, ĐHH; Kinh nghiệm chuyển giao mô hình “Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ xây dựng mô hình trồng Sâm cau (Curculigo orchioides Gaertn.) tại tỉnh Thừa Thiên Huế” TS. Phạm Thành, Trường ĐHSP, ĐHH; Hoạt động thương mại hóa sản phẩm Sâm bố chính của Công ty TNHH SBC Hoàng Gia.

 

Hội thảo không chỉ nhìn lại thực trạng chuyển giao, thương mại hóa các kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, nhận diện các hạn chế, vướng mắc trong quản lý và triển khai hoạt động này tại Đại học Huế mà còn là diễn đàn để các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, đại diện lãnh đạo các Sở KH&CN và doanh nghiệp trên địa bàn cùng trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về các nội dung có liên quan. Từ kết quả của hội thảo, một số giải pháp, biện pháp đã được Đại học Huế ghi nhận để đẩy mạnh hoạt động chuyển giao, thương mại hóa sản phẩm KH&CN của Đại học Huế trong thời gian đến.

 

Liên kết
×