English | Français   rss
Liên kết
EFL teachers’ and students’ readiness for M-learning: A mixed-methods study
Góp ý

Theoretically, one novelty of the study is the adoption of TAM (Davis, 1986) and TAM2 (Venkatesh & Davis, 2000) as the theoretical framework to explore the topic of readiness related to perceived abilities in using M-learning for English teaching and learning at the university level. 

Author: Vo Thuy Linh

Thesis title: EFL teachers’ and students’ readiness for M-learning: A mixed-methods study

Major: Theory and Methodology of English Language Teaching

Code: 9 14 01 11

Institution: University of Foreign Languages, Hue University

Supervisor: Assoc. Prof. Le Pham Hoai Huong, PhD; Assoc. Prof. Nguyen Ngoc Vu, PhD

 Contributions

The current doctoral thesis offers several contributions.

Theoretically, one novelty of the study is the adoption of TAM (Davis, 1986) and TAM2 (Venkatesh & Davis, 2000) as the theoretical framework to explore the topic of readiness related to perceived abilities in using M-learning for English teaching and learning at the university level. The current study expanded TAM into the notion of readiness through EFL teachers’ and students’ perceived ease of use (PEOU) and perceived usefulness (PU) or their claimed abilities to use mobile devices and considering those as useful tools in teaching and learning English. In other words, the current study explores EFL teachers’ and students’ attitudes toward the use, attitudes toward the ease of use, abilities to manipulate, and willingness to adopt mobile technology in English education.

Methodologically, the current study adopted a mixed-methods approach with a triangulation design, using questionnaire, in-depth interview and class observation to investigate both teachers’ and students’ readiness for M-Learning. The triangulation in methodology managed to yield more profound data on both perceptions and reality of using mobile devices in English teaching and learning. The collection of data from both EFL teachers and learners has proven to be suitable for the mixed-methods approach in the sense that it could gather perspectives from different parties for the one issue of M-learning being explored.

Practically, the study fits in the digital era whereby the integration of technology into education in general and in teaching and learning English in particular has become globally prevalent. it contributes to the investigation of the features of mobile technology in education and examines its acceptance by learners and educators to see the driving factors of its adoption. In general, the study contributed to explore the readiness and attitudes of the EFL teachers and students toward M-learning and to provide implications for effective application of M-learning.  

---------------------------------------

Họ và tên NCS: Võ Thúy Linh

Tên Luận án: Sự sẵn sàng của giảng viên và sinh viên tiếng Anh tổng quát đối với hướng tiếp cận học tập trên các thiết bị di động: Một nghiên cứu hỗn hợp.

Ngành: Lý luận và phương pháp dạy học tiếng Anh

Mã ngành: 9 14 01 11

Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế

Cán bộ hướng dẫn: PGS.TS. Lê Phạm Hoài Hương, PGS.TS. Nguyễn Ngọc Vũ

  1. Đóng góp của luận án

            Luận án tiến sĩ này có một số đóng góp cụ thể như sau:

Về mặt lý thuyết, một điểm mới của nghiên cứu là việc sử dụng Thuyết Chấp nhận Công nghệ (TAM) của Davis (1986) và TAM2 (Venkatesh & Davis, 2000) để lập khung lý thuyết nhằm nghiên cứu mức độ sẵn sàng về thái độ và khả năng sử dụng đối với M-learning cho việc dạy và học tiếng Anh ở bậc đại học. Nghiên cứu hiện tại đã mở rộng TAM thành khái niệm về sự sẵn sàng sử dụng M-learning thông qua cảm nhận sử dụng dễ dàng (PEOU) và nhận thức sự hữu ích của thiết bị di động (PU) của giảng viên và sinh viên EFL hoặc khả năng sử dụng công nghệ, sự ghi nhận thiết bị di động như những công cụ hữu hiệu hỗ trợ việc dạy và học tiếng Anh được khẳng định. Nói cách khác, luận án khám phá thái độ của giảng viên và sinh viên EFL đối với việc sử dụng, thái độ về sự dễ dàng sử dụng, khả năng sử dụng và sự sẵn sàng thích ứng với những thay đổi không ngừng của công nghệ di động hiện đại trong dạy và học tiếng Anh.

Về phương pháp nghiên cứu, luận án đã áp dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp (PPNCHH) với thiết kế tam giác để phân tích dữ liệu thu thập được từ bảng hỏi, phỏng vấn sâu và quan sát lớp học để khảo sát mức độ sẵn sàng của cả giảng viên và sinh viên đối với M-Learning. Mô hình tam giác trong phương pháp luận mang lại nhiều dữ liệu đa dạng hơn về cả nhận thức và thực tế của việc sử dụng công nghệ di động trong việc dạy và học tiếng Anh. Việc thu thập dữ liệu từ cả giảng viên và người học EFL đã được chứng minh là phù hợp với PPNCHH vì dữ liệu được thu thập từ quan điểm của các nhóm khác nhau về một vấn đề của M-learning đang được điều tra.

Về ý nghĩa thực tế, nghiên cứu này phù hợp với kỷ nguyên kỹ thuật số mà việc tích hợp công nghệ vào giáo dục đã trở nên phổ biến trên toàn cầu. Vì vậy, luận án góp phần khám phá các tính năng của công nghệ di động trong giáo dục và xác định sự chấp nhận của người dạy và người học để nghiên cứu tìm ra các yếu tố thúc đẩy việc ứng dụng công nghệ di động vào dạy và học cũng như đưa ra các gợi ý để sử dụng M-learning một cách hiệu quả trong dạy học tiếng Anh như là một ngoại ngữ.

Liên kết
×