English | Français   rss
Liên kết
Kết nối vùng trong phát triển du lịch tỉnh Quảng Bình theo hướng bền vững
Góp ý

Luận án bổ sung các khoảng trống từ các đề tài nghiên cứu trước đây, đó là bổ sung khái niệm vùng du lịch, kết nối vùng trong phát triển du lịch theo hướng bền vững; mối quan hệ giữa kết nối vùng và phát triển du lịch bền vững; làm rõ nội hàm nghiên cứu về kết nối vùng trong phát triển du lịch của một địa phương với một hay nhiều địa phương khác trong nội vùng và ngoại vùng du lịch

Họ và tên NCS: Lê Đức Trọng

Tên luận án: Kết nối vùng trong phát triển du lịch tỉnh Quảng Bình theo hướng bền vững.

Ngành: Quản trị kinh doanh

Mã số: 934 01 01

người hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Văn Phát

Tên đơn vị đào tạo: Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế

1) Luận án đã bổ sung các khoảng trống từ các đề tài nghiên cứu trước đây, đó là bổ sung khái niệm vùng du lịch, kết nối vùng trong phát triển du lịch theo hướng bền vững; mối quan hệ giữa kết nối vùng và phát triển du lịch bền vững; làm rõ nội hàm nghiên cứu về kết nối vùng trong phát triển du lịch của một địa phương với một hay nhiều địa phương khác trong nội vùng và ngoại vùng du lịch.

2) Luận án lựa chọn cách tiếp cận, xây dựng khung phân tích, giả thuyết nghiên cứu, phương pháp và hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu phù hợp nhằm đạt được mục tiêu nghiên cứu đề ra. Trong đó, Luận án đã đề xuất 2 phương pháp nghiên cứu định lượng, gồm phương pháp phân tích tương quan không gian và phân tích mạng lưới. Khung phân tích trong nghiên cứu này được xem là đóng góp mới về mặt lý luận của Luận án.

3) Luận án tập trung phân tích, đánh giá toàn diện thực trạng kết nối vùng trong phát triển du lịch tỉnh Quảng Bình: từ việc khái quát các vùng du lịch; cơ chế hợp tác vùng du lịch; các hình thức và chủ thể tham gia kết nối vùng trong phát triển du lịch tỉnh Quảng Bình. Luận án đi sâu phân tích các nội dung kết nối vùng trong phát triển du lịch tỉnh Quảng Bình gồm 04 nội dung cốt lõi: kết nối vùng trong xúc tiến du lịch; phát triển và đa dạng hóa sản phẩm du lịch; kết nối hệ thống giao thông phục vụ du lịch; và kết nối vùng trong hợp tác đào tạo nguồn nhân lực phục vụ du lịch.

4) Luận án phân tích sâu cấu trúc mạng lưới và mức độ liên kết hợp tác giữa các doanh nghiệp du lịch và các bên liên quan trong nội bộ tỉnh Quảng Bình và ngoài tỉnh Quảng Bình; xác định vai trò và vị thế của các tác nhân tham gia vào mạng lưới liên kết; đánh giá tác động của kết nối vùng đến kết quả và hiệu quả hoạt động du lịch.

5) Luận án đánh giá tính bền vững trong phát triển du lịch tỉnh Quảng Bình dựa trên các hoạt động hợp tác kết nối vùng theo các khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường; Nhận diện, đánh giá và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến kết nối vùng trong phát triển du lịch tỉnh Quảng Bình. Trên cơ sở đó đề xuất 07 giải pháp mang tính hệ thống, đồng bộ nhằm tăng cường kết nối vùng trong phát triển du lịch tỉnh Quảng Bình trong thời gian tới. Việc đề xuất 7 nhóm giải pháp cũng là một đóng góp mới về mặt thực tiễn của luận án.

------------------------------------------

THESIS’S NEW CONTRIBUTIONS

PhD candidate’s fullname: Le Duc Trong

Title: Regional connectivity in sustainable tourism development in Quang Binh province.

Code: 934 01 01                                                         Major: Business administration

Supervisor: Assoc.Prof.Dr.Nguyen Van Phat

Training institution: University of Economics, Hue University

1) The thesis filles in the gaps left by previous researches, which is to supplement the concept of tourist regions, connecting regions in sustainable tourism development; the relationship between regional connectivity and sustainable tourism development; clarify the content of research on regional connectivity in tourism development of a locality with one or other localities inside and outside the tourist region.

2) The thesis chooses an appropriate approach, develops an analytical framework, research hypotheses, methods and a system of research indicators to achieve the set research objectives. In which, the thesis proposes two quantitative research methods, including spatial correlation analysis and network analysis. The analytical framework in this study is considered a new theoretical contribution of the thesis.

3) The thesis focuses on comprehensive analysis and assessment of the current situation of regional connectivity in tourism development in Quang Binh province: from an overview of tourist regions; tourism area cooperation mechanism; forms and entities participating in regional connection in tourism development in Quang Binh province. The thesis delves deeply into the content of regional connectivity in tourism development in Quang Binh province, including 04 core contents: regional connection in tourism promotion; developing and diversifying tourist products; connecting the transport system for tourism; and regional connectivity in cooperation in training human resources for tourism.

4) The thesis delves into network structure and level of cooperation between tourism businesses and other stakeholders inside Quang Binh province and outside Quang Binh province; identifies the role and position of the agents participating in the affiliate network; assesses the impact of regional connectivity on tourism performance and results.

5) The thesis evaluates the sustainability of tourism development in Quang Binh province based on regional cooperation activities regarding economic, social and environmental aspects; Identifies, evaluates and analyzes the factors affecting regional connectivity in tourism development in Quang Binh province. On that basis, 07 systematic and synchronous solutions are proposed to enhance regional connectivity in tourism development in Quang Binh province in the coming time. The 7 proposed groups of solutions is also a new practical contribution of the thesis.

Liên kết
×