English | Français   rss
Liên kết
Hội nghị Khoa học Giáo dục thể chất và Y tế trường học toàn ngành lần thứ IV – 2005 (20-05-2005 10:36)
Góp ý
Thực hiện chủ trương đẩy mạnh các hoạt động khoa học và công nghệ của ngành Giáo dục và Đào tạo và Thể dục thể thao theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng IX, trong đó hoạt động khoa học trong lĩnh vực giáo dục thể chất và y tế trường học có vị trí quan trọng nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện cho thế hệ trẻ, từng bước nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo nói chung và giáo dục thể chất, chăm sóc sức khoẻ trong nhà trường nói riêng, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức Hội nghị Khoa học Giáo dục thể chất và Y tế trường học toàn ngành lần thứ IV – 2005 theo các chủ đề sau:

I. CHỦ ĐỀ

1. Công tác Giáo dục thể chất

1.1. Vị trí, vai trò, tác dụng của GDTC trường học đối với sức khoẻ và thể chất của học sinh, sinh viên.

  • Giáo dục thể chất với vấn đề giáo dục nhân cách, bồi dưỡng phẩm chất và kỹ năng lao động nghề nghiệp tương lai.

  • Giáo dục thể chất cho học sinh, sinh viên với vấn đề đào tạo, bồi dưỡng tài năng thể thao cho đất nước.

  • Giáo dục thể chất với vấn đề sức khoẻ và phòng chống các bệnh tật trong trường học,

  • Mối quan hệ giữa GDTC với các mặt giáo dục trí dục, đức dục và mỹ dục.

1.2. Nghiên cứu cải tiến nội dung phương pháp GDTC cho từng bậc học.

  • Nghiên cứu tổ chức thực hiện GDTC và y tế trường học theo quy trình đào tạo mới, theo phân loại sức khoẻ, trình độ thẻ lực theo giới tính và khả năng tiếp thu của học sinh, sinh viên.

  • Nghiên cứu cải tiến và đổi mới nội dung tiểu chuẩn rèn luyện thân thể phù hợp với tình hình thể lực của học sinh, sinh viên hiện nay.

  • Nghiên cứu cải tiến nội dung, phương pháp giáo dục thể dục thực dụng và thể dục nghề nghiệp cho sinh viên và học sinh đại học, THCN và dạy nghề.

1.3. Tổ chức các hoạt động TDTT ngoại khoá, phát triển tài năng thể thao học sinh, sinh viên.

  • Nghiên cứu cải tiến hình thức, nội dung và kế hoạch hoạt động TDTT ngoại khoá nhằm phát triển phong trào TDTT quần chúng trong học sinh, sinh viên.

  • Mối quan hệ giữa hình thức hoạt động ngoại khoá với giờ học GDTC chính khoá.

  • Nghiên cứu cải tiến hệ thống thi đấu thể thao học sinh, sinh viên, (Hội khoẻ Phù Đổng các cấp và Đại học TDTT sinh viên và học sinh chuyên nghiệp, các giải vô địch từng môn thể thao của học sinh, sinh viên), các giải pháp nhằm nâng cao thành tích thể thao, phát triển tài năng trẻ, hội nhập thể thao học sinh, sinh viên với thể thao quốc gia, khu vực và thể giới.

  • Nghiên cứu cải tiến, đổi mới nội dung, phương pháp huấn luyện nâng cao thành tích thể thao học sinh, sinh viên.

  • Nghiên cứu vấn đề xã hội hoá TDTT trong học sinh, sinh viên

1.4. Công tác tổ chức, chỉ đạo quản lý GDTC và những điều kiện đảm bảo cho các hoạt động TDTT trong nhà trường các cấp.

  • Nghiên cứu cải tiến hệ thống tổ chức, quản lý nhà nước và xã hội về GDTC và thể thao học sinh, sinh viên toàn ngành, sự phối hợp với các địa phương và ngành có liên quan, cải tiến hoạt động của Hội thể thao Đại học và Chuyên nghiệp Việt Nam, tổ chức thể thao quần chúng của học sinh phổ thông Việt Nam.

  • Nghiên cứu cải tiến các hình thức và nội dung đào tạo, bồi dưỡng cán bộ giáo viên TDTT, xây dựng cơ sở vật chất, sân tập, trang thiết bị dụng cụ và kinh phí, chế độ chính sách cho hoạt động TDTT và GDTC trường học, chế độ lao động và khuyến khích vật chất đối với giáo viên TDTT.

  • Giáo dục và bồi dưỡng tài năng thể thao trong các trường năng khiếu TDTT, thực trạng và giải pháp.

1.5. Nghiên cứu giải pháp mở rộng quan hệ quốc tế của thể thao học sinh phổ thông và sinh viên, học sinh đại học và chuyên nghiệp Việt Nam.

Mối quan hệ với các tổ chức thể thao học sinh, sinh viên thế giới và khu vực: Liên đoàn Thể thao Đại học thế giới (FISU), Liên đoàn Thể thao Châu Á (AUSF), Hội đồng thể thao Đại học Đông Nam Á (AUSC), Hội đồng thể thao các trường phổ thông Đông Nam Á (ASSC).

  • Chất lượng và hiệu quả tham gia của các đoàn HSSV Việt Nam trong các giải ở khu vực và Quốc tế, thực trạng và giải pháp.

2. Công tác giáo dục sức khoẻ và y tế học đường

2.1. Về công tác GDSK và y tế học đường

  • Nghiên cứu cải tiến chương trình và phương pháp, hình thức giảng dạy GDSK, nước sạch và vệ sinh môi trường trong trường học.

  • Nghiên cứu kinh nghiệm lồng ghép nội dung giảng dạy về GDSK, nước sạch và vệ sinh môi trường vào các môn học trong các cấp học phổ thông.

  • Nghiên cứu thực trạng sức khoẻ, sự phát triển thể lực, hình thể của học sinh, sinh viên trong trường học các cấp.

  • Tình trạng dinh dưỡng và giáo dục vệ sinh dinh dưỡng cho học sinh mẫu giáo, tiểu học, học sinh các trường phổ thông và phổ thông dân tộc nội trú.

  • Chuyên đề về phòng chống các bệnh: về răng miệng, mắt, sốt rét, bướu cổ, tình trạng nhiễm gium và các bệnh xã hội khác trong học sinh, sinh viên.

  • Xây dựng môi trường giáo dục xanh sạch đẹp trong trường học các cấp.

  • Vấn đề phòng chống các tế nạn xã hội, tai nạn thương tích và phòng chống HIV/AIDS trong học sinh, sinh viên.

  • Vai trò của y tế trường học đối với việc chăm sóc sức khoẻ cho học sinh, sinh viên. Mô hình y tế học đường.

2.2. Công tác Chữ thập đỏ

  • Vị trí vai trò và ý nghĩa của công tác Chữ thập đỏ trong trường học

  • Nghiên cứu đối mới nội dung, phương pháp và các hình thức hoạt động Chữ thập đỏ và kinh nghiệm phát triển tổ chức Hội Chữ thập đỏ trong nhà trường.

2.3. Những điều kiện đảm bảo về cơ sở vật chất, cán bộ:

  • Cải tiến nội dung chương trình bồi dưỡng tập huấn giáo viên tại chức GDSK chăm sóc sức khoẻ cho học sinh, sinh viên

  • Cải tiến công tác quản lý bảo hiểm y tế, bảo hiểm toàn diện học sinh và công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho học sinh.

  • Cải tiến công tác tổ chức, quản lý sức khoẻ học sinh và y tế trường học

  • Nghiên cứu thực trạng và các giải pháp nhằm trang bị cơ sở vật chất và thiết bị phục vụ công tác Giáo dục thể chất và y tế trường học

II. ĐỐI TƯỢNG, THỜi GIAN, ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH.

1. Đối tượng:

  • Các tập thể, cá nhân đang công tác tại các trường học, các tổ chức xã hội, cán bộ khoa học, giảng viên, giáo viên và cán bộ làm công tác TDTT, y tế trường học, nghiên cứu sinh, học viên cao học và sinh viên chuyên ngành TDTT và Y khoa có công trình nghiên cứu khoa học về các nội dung trên và có đăng ký trước sẽ được mời tham gia Hội nghị, báo cáo khoa học có thể được trình bày tại Hội nghị và đăng trên kỷ yếu Hội nghị Khoa học GDTC và y tế trường học ngành Giáo dục và Đào tạo lần thứ IV – 2005.

  • Khách mời: Đại biểu các cơ quan chức năng của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Uỷ ban Thể dục Thể thao, Bộ Y tế, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, các Viện chiến lược và chương trình Giáo dục, Viện Khoa học TDTT, các Viện và Trung tâm nghiên cứu y học của ngành Y tế, các trường chuyên TDTT và các trường y, các hội, Liên đoàn Thể thao và các tổ chức quốc tế.

2. Thời gian và địa điểm:

Hội nghị được tiến hành vào đầu tháng 12 năm 2005 tại Thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An. (có thông báo cụ thể).

3. Phương pháp tiến hành:

  • Mỗi báo cáo khoa học, ghi tóm tắt không quá 3 trang in vi tính (không kể biểu, bảng), trình bày gọn, đẹp, trên khổ giấy 30cm x 20cm (khổ giấy A4), có bìa và ghi rõ họ tên, đơn vị, cán bộ hướng dẫn khoa học, báo cáo khoa học sẽ được Bộ Giáo dục và Đào tạo duyệt đăng in trên Tuyển tập Báo cáo Khoa học - Hội nghị Khoa học GDTC và y tế trường học ngành Giáo dục và Đào tạo lần thứ IV – 2005.

  • Thời gian trình bày báo cáo tại Hội nghị không quá 20 phút.

  • Thời gian đăng ký tham gia Hội nghị trước ngày 15/6/2005 và gửi báo cáo khoa học (kèm theo dĩa mềm hoặc Email) về Bộ Giáo dục và Đào tạo trước ngày 30-9-2005 căn cứ theo dấu Bưu điện. Theo địa chỉ: Vụ Công tác học sinh, sinh viên - Bộ Giáo dục và Đào tạo – 49 Đại Cồ Việt – Hà Nội. Điện thoại và Fax: 04.869.4983; Email: tvlam@moet.gov.vn; Đại học Vinh, địa chỉ đường Nguyễn Du – Tp.Vinh, tỉnh Nghệ An. ĐT: 0388554542, Email: tcdhveyahoo.com.

IV. KINH PHÍ

  • Kinh phí tổ chức Hội nghị do Bộ Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm và dựa vào nguồn tài trợ của các cơ quan, trường học, các tổ chức quốc tế, các cơ quan kinh doanh.

  • Kinh phí ăn, ở, đi lại của đại biểu về dự hội nghị do trường, cơ quan của tham gia Hội nghị chịu trách nhiệm

V. CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO, TỔ CHỨC HỘI NGHỊ

  • Vụ Công tác học sinh, sinh viên và Vụ Khoa học Công nghệ - Bộ Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm chỉ đạo Hội nghị.

  • Trường Đại học Vinh, tỉnh Nghệ An đăng cai địa điểm tổ chức Hội nghị.

****Mẫu phiếu đăng kí báo cáo Khoa học tại Hội nghị khoa học Giáo dục thể chất và Y tế trường học toàn Ngành Giáo dục và Đào tạo lần thứ IV năm 2005

Liên kết
×