Bộ
Giáo dục và Đào tạo
Số : 1603 /ĐH
V/v Công tác tuyển sinh
ĐH, CĐ năm 2003
|
Cộng
hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập - Tự do -
Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 28 tháng 02 năm 2003
|
Kính gửi:
- Đại học Quốc
gia Hà Nội, Đại học Quốc gia
TP Hồ Chí Minh, Đại
học Thái Nguyên, Đại học Huế,
Đại học Đà Nẵng
- Các Học viện, các trường
Đại học, Cao đẳng
- Các Sở Giáo dục và
Đào tạo
Tiếp tục quán triệt ý
kiến chỉ đạo của Thủ tướng
Phan Văn Khải và Phó Thủ tướng
Phạm Gia Khiêm về " Đề án tổng
thể đổi mới công tác tuyển sinh
đại học, cao đẳng", dựa trên
kết quả đánh giá những mặt
được và chưa được của
kỳ thi tuyển sinh 2002, nhằm tiếp
tục thực hiện tốt giải pháp "3
chung" (thi chung đợt, dùng chung đề,
sử dụng chung kết quả thi để xét
tuyển), phấn đấu đưa công tác
tuyển sinh đại học, cao đẳng
đi vào nề nếp, ổn đinh, Bộ Giáo
dục và Đào tạo hướng dẫn các
trường, các Sở về phương hướng
nhiệm vụ công tác tuyển sinh đại
học, cao đẳng năm 2003 như sau:
I. Về
quy chế tuyển sinh đại học, cao
đẳng
Nhằm thể chế hoá
giải pháp "3 chung": thi chung đợt, dùng
chung đề, sử dụng chung kết quả
thi, phù hợp với Đề án cải
tiến tuyển sinh giai đoạn2002-2007, để
đưa công tác tuyển sinh ĐH, CĐ đi
vào nề nếp ổn định, Bộ Giáo
dục và Đào tạo ban hành mới Quy
chế tuyển sinh hệ chính quy các trường
ĐH, CĐ.
So với quy
chế cũ, quy chế mới có những thay
đổi cơ bản sau đây:
- Bổ sung thêm một số quy
định về việc ra đề thi dùng
chung cho các trường ĐH và chức năng
nhiệm vụ Ban Đề thi của Bộ Giáo
dục và Đào tạo và của các trường
ĐH, CĐ.
- Quy định về chức năng,
nhiệm vụ của Hội đồng coi thi
liên trường tại các cụm thi.
- Sửa đổi một
số quy định cho phù hợp với
việc sử dụng chung kết quả thi như
đăng ký nguyện vọng dự thi và xét
tuyển, quy trình xác định điểm trúng
tuyển đối với các trường
tổ chức thi và các trường không tổ
chức thi tuyển sinh.
- Thống nhất mức điểm
chênh lệch giữa các khu vực và đối
tượng ưu tiên.
- Sửa đổi quy định
về mức điểm thưởng.
- Thay đổi một số quy
định có tính chất kỹ thuật nhưu
môn thi các khối năng khiếu, một số
vấn đề về xử lý kết quả
chấm thi...
Quy chế mới là công cụ
pháp lý quan trọng của công tác tuyển sinh,
Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các
trường đại học, cao đẳng, các
Sở Giáo dục và Đào tạo tổ
chức nghiên cứu quán triệt kỹ đến
từng cán bộ tham gia công tác tuyển sinh.
II.
Về quy mô tuyển sinh, cơ cấu ngành
nghề, cơ cấu xã hội
1. Nhằm từng bước
khắc phục tình trạng mất cân đối
giữa quy mô đào tạo và điều
kiện đảm bảo chất lượng,
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã điều
chỉnh chỉ tiêu tuyển sinh năm 2003
của các trường theo hướng:
- Ưu tiên phân bổ chỉ tiêu
cho các trường ở khu vực Đồng
bằng sông Cửu Long,Tây Nguyên, vùng núi phía
Bắc và Tây Bắc, hai Đại học
Quốc gia, các Đại học
Huế, Đà Nẵng, Thái Nguyên.
- Tăng đáng kể chỉ tiêu
cử tuyển và chỉ tiêu dự bị đại
học.
2. Chỉ tiêu đào tạo
theo hợp đồng giữa các trường
với các địa phương hoặc các ngành
và chỉ tiêu đào tạo đối với các
trường được mở lớp đào
tạo đặt tại các trường đại
học khác được ghi trong tổng
chỉ tiêu tuyển sinh của từng trường.
Việc tuyển sinh để đào tạo theo
hai hình thức nói trên phải được
tiến hành đúng quy chế, không tổ
chức thi riêng mà phải thi cùng với đợt
thi hệ chính quy của từng trường
hoặc căn cứ kết quả thi tuyển
sinh năm 2003 theo đề thi chung để xét
tuyển.
Việc đào tạo giáo viên
theo hợp đồng giữa các trường
đại học sư phạm và cao đẳng
sư phạm với các địa phương
chỉ thực hiện đối với một
số tỉnh miền núi phía Bắc và Tây
Bắc, vùng Đồng bằng sông Cửu Long,
Đông Nam bộ và Tây nguyên.
III.
Việc đăng ký dự thi (ĐKDT) và
đăng ký xét tuyển (ĐKXT)
1. Thí sinh dự thi vào trường
nào thì nộp hồ sơ ĐKDT cho trường
đó qua Sở GD&ĐT, trước ngày
21/3/2003.
Hồ sơ ĐKDT gồm: 1 túi
đựng hồ sơ và hai phiếu có đánh
số 1, 2 có dấu quốc huy
mầu đỏ của Bộ Giáo dục và
Đào tạo.
2. Mỗi thí sinh được
đăng ký 3 nguyện vọng: Nguyện
vọng 1 (NV1) và nguyện vọng 2 (NV2):
được ghi ngay trong hồ sơ đăng
ký dự thi. Nguyện vọng 3 (NV3): Sau khi các trường
tuyển xong NV1, NV2 và công bố điều
kiện xét tuyển NV3, nếu có nguyện
vọng thì từ 25/8 đến 15/9/2003 những
thí sinh không trúng tuyển NV1, NV2 nộp hồ sơ
trúng tuyển cho một trong những trường
có cùng khối khi, trong vùng tuyển quy định
và có chỉ tiêu xét tuyển.
Hồ sơ ĐKXT gồm
một Giấy chứng nhận kết quả
thi có đóng dấu đỏ của trường
tổ chức thi (theo mẫu quy định
của Bộ Giáo dục và Đào tạo) và 1
phong bì đã dán sẵn tem và ghi rõ họ tên,
địa chỉ của thí sinh.
Thí sinh nộp hồ sơ ĐKXT
không phải nộp lệ phí xét tuyển.
Chỉ những thí sinh trúng tuyển, khi đến
trường nhập học mới phải
nộp lệ phí xét tuyển.
Các trường không trực
tiếp nhận hồ sơ ĐKXT của thí
sinh.
IV.
Về đợt thi
Trong toàn quốc, vẫn tổ
chức 2 đợt thi đại học và 1
đợt thi cao đẳng:
- Ngày 4/7 và 5/7/2003 thi đại
học khối A
- Ngày 9/7 và 10/7/2003 thi đại
học khối B, C, D
- Ngày 16/7 đến 19/7/2003 thi
cao đẳng.
Thời gian thi các môn năng
khiếu theo qui định của trường.
V.
Về đề thi
- Bộ Giáo dục và Đào
tạo tiếp tục tổ chức ra đề
thi chung cho các trường đại học theo
phương pháp tự luận. Phương pháp
thi trắc nghiệm cần chuẩn bị
kỹ, làm từng bước, thí điểm
ở bậc phổ thông trước và nếu
chuẩn bị tốt thì có thể bắt đầu
áp dụng đối với kỳ thi tuyển
sinh đại học, cao đẳng từ năm
2005.
Một số trường cao
đẳng lấy kết quả kỳ thi
tuyển sinh đại học để xét
tuyển còn các trường cao đẳng khác
tổ chức riêng kỳ thi tuyển sinh thì
vẫn thi vào đợt 3 và tự ra đề
thi như năm 2002.
- Nội dung đề thi về
cơ bản như năm 2002 nhưng sẽ
điều chỉnh để đề thi không
quá dài, nội dung kiến thức giới
hạn trong chương trình THPT, chủ yếu
ở lớp 12.
VI.
Coi thi và chấm thi
1. Về cơ bản
vẫn giữ như năm trước, nhưng
tổ chức thêm cụm thi tại Quy Nhơn.
a) Cụm thi tại thành
phố Vinh dành cho thí sinh thi vào Trường
Đại học Vinh và các thí sinh có hộ
khẩu thường trú tại 4 tỉnh:
Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng
Trị, có nguyện vọng thi vào các trường
đại học đóng tại khu vực Hà
Nội (các thí sinh thuộc diện này không thi
tại các trường ở Hà Nội mà thi
ngay tại TP Vinh). Cụm thi này do Trường
ĐH Vinh chủ trì phối hợp với các trường
đại học liên quan tổ chức thi.
b) Cụm thi tại Thành
phố Cần Thơ dành cho thí sinh vào Trường
ĐH Cần Thơ và các thí sinh có hộ
khẩu thường trú tại các tỉnh: Cà
Mau, Bạc Liêu, Kiên Giang, An Giang, Vĩnh Long,
Cần Thơ, Trà Vinh, Sóc Trăng có nguyện
vọng thi vào các trường đại
học đóng tại khu vực TP Hồ Chí Minh
(các thí sinh thuộc diện này không thi tại các
trường ở TP Hồ Chí Minh mà thi ngay
tại TP Cần Thơ). Cụm thi này do Trường
Đại học Cần Thơ chủ trì
phối hợp với các trường đại
học liên quan tổ chức thi.
c) Cụm thi tại Thành
phố Quy Nhơn dành cho thí sinh thi vào Trường
Đại học Sư phạm Qui Nhơn và các
thí sinh có hộ khẩu thường trú tại
các tỉnh Bình Định, Phú Yên, Gia Lai, Kon
Tum, Quảng Ngãi, Quảng Nam có nguyện
vọng thi vào các trường đại
học đóng tại khu vực Hà Nội và TP
Hồ Chí Minh (các thí sinh thuộc diện này không
thi tại các trường ở Hà Nội và TP
Hồ Chí Minh mà thi ngay tại Quy Nhơn).
Cụm thi này do Trường Đại học Sư
phạm Quy Nhơn chủ trì phối hợp
với các trường đại học liên
quan tổ chức thi.
d) Riêng thí sinh của các
tỉnh nói tại mục a, b, c, nếu
đăng ký dự thi vào các trường
hoặc các ngành năng khiếu sau đây
vẫn phải đến trường đại
học, cao đẳng để dự thi.
- Các trường ĐH, CĐ
thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an,
khối Thể dục thể thao, Nghệ
thuật, Mỹ thuật, Nhạc, Hoạ, Sân
khấu điện ảnh và Trường ĐH
Kiến trúc TP Hồ Chí Minh.
- Các ngành Kiến trúc của Trường
ĐH Kiến trúc Hà Nội, Trường ĐH
Xây dựng; ngành Văn hoá quần chúng của
Trường ĐH Văn hoá; ngành Báo chí
của Phân viện Báo chí - Tuyên truyền; các
ngành năng khiếu của các trường
ĐH, CĐ khối sư phạm.
- Các trường ĐH Vinh,
Cần Thơ, Quy Nhơn phối hợp với các
Sở GD&ĐT địa phương tổ
chức tốt việc sao in đề, coi thi
tại 3 cụm đó.
Các trường có thí sinh
dự thi ở 3 cụm nói trên chỉ cần
cử đại diện đến 3 cụm thi
để tham gia Hội đồng coi thi liên trường
và phối hợp với Thanh tra Bộ giám sát
kỳ thi, sau đó nhận bài thi của thí sinh
mang về trường chấm.
Bộ Giáo dục và Đào
tạo sẽ có quyết định thành
lập Hội đồng coi thi liên trường
tại các cụm thi và chỉ đạo các trường
ĐH Vinh, ĐH Cần Thơ, ĐHSP Quy Nhơn
phối hợp chặt chẽ với các trường
ở khu vực Hà Nội và TP Hồ Chí Minh xây
dựng kế hoạch chi tiết tổ chức
tốt kỳ thi, phân định rõ quyền
hạn và trách nhiệm của các trường,
kể cả việc sử dụng lệ phí
tuyển sinh một cách hợp lý.
2. Tiếp tục thực
hiện quy trình chấm hai lần độc
lập. Chỉ các môn năng khiếu và
ngoại ngữ được nhân hệ số
nhưng phải thông báo công khai trước khi
chấm thi và trong phiếu báo điểm thi
chỉ ghi kết quả thi chưa nhân hệ
số.
VII. Về
xử lý kết quả thi và xét tuyển
1. Tiếp tục tuyển
thẳng học sinh đạt giải quốc
tế, quốc gia và cộng điểm cho
học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông
loại giỏi.
2. Thống nhất mức điểm chênh
lệch giữa các đối tượng và khu
vực ưu tiên là 1 điểm.
3. Đối với các trường tổ
chức thi tuyển sinh theo đề thi riêng,
chỉ tuyển thí sinh đã dự thi vào trường
mình trừ những trường có ngành năng
khiếu, các môn văn hoá thi theo đề chung,
nhưng các môn năng khiếu không tổ
chức thi thì được xét tuyển thí
sinh đã dự thi năng khiếu từ các trường
khác.
VIII.
Về nhập số liệu và sử dụng công
nghệ thông tin trong tuyển sinh
Theo đúng lịch công tác
tuyển sinh năm 2003, từ ngày 8/4 đến
14/4/2003, các Sở Giáo dục và Đào tạo
truyền số liệu ĐKDT của thí sinh
đến Bộ, Trường và từ Bộ
truyền đến các trường. Ngoài
việc truyền số liệu ĐKDT qua
mạng, các Sở và trường có thể
gửi báo cáo nhanh và nhận những thông tin
cần thiết phục vụ tuyển sinh
từ Bộ. Đối với các Sở và các
trường năm trước chưa mở
hộp thư điện tử, năm nay
nhất thiết phải có.
Khâu nhập số liệu
từ hồ sơ ĐKDT vào máy tính tại các
Sở phải tuyệt đối chính xác. Sau
khi nhập số liệu vào máy tính, nhất
thiết phải tổ chức kiểm dò kỹ
trước khi in và truyền số liệu qua
mạng. Các trường căn cứ vào số
liệu của các Sở và Bộ truyền
để chuẩn bị thực hiện các khâu
tiếp theo của công tác tuyển sinh.
Để thuận tiện cho
việc tổng hợp, phân tích số liệu
tuyển sinh toàn quốc, các Sở, các trường
phải thực hiện đúng phần mềm
tuyển sinh ĐH, CĐ do Bộ quy định,
in các biểu mẫu đúng quy cách như:
thống kê số liệu thí sinh ĐKDT, số
thí sinh dự thi, thống kê kết quả thi,
danh sách các thí sinh trúng tuyển... Các quy trình
sắp xếp phòng thi, dồn túi chấm thi,
đánh số phách và bảo mật đầu
phách, kiểm dò sau khi nhập điểm từ
biểu số 04 cần được thực
hiện nghiêm túc. Tuyệt đối tránh tình
trạng xô phách.
Để việc triển khai công
nghệ thông tin thực hiện đúng quy định,
các trường cần cử cán bộ công
nghệ thông tin chuyên trách làm công tác tuyển
sinh và đào tạo. Các cán bộ này phải
tham gia các lớp tập huấn do Bộ tổ
chức. Mặt khác, các trường phải kiên
quyết thực hiện nghiêm kỷ luật
về việc sử dụng công nghệ thông
tin, bảo đảm dữ liệu tin cậy,
đúng cấu trúc do Bộ quy định và
truyền dữ liệu đúng thời hạn
quy định.
Bộ sẽ có văn bản hướng
dẫn chi tiết về việc này.
IX. Về lệ phí
tuyển sinh
Liên Bộ Tài chính - Giáo
dục và Đào tạo sẽ có văn bản
hướng dẫn riêng.
X. Về việc thông báo
kết quả thi và danh sách trúng tuyển
- Trước 20/8/2003, các trường
ĐH, CĐ có tổ chức thi, công bố
kết quả thi, điểm trúng tuyển trên
mạng Internet và gửi giấy báo tuyển và
điểm thi cho thí sinh trúng tuyển gửi
giấy chứng nhận kết quả thi cho thí
sinh không trúng tuyển có đóng dấu đỏ
của trường tổ chức thi và chấm
thi.
- Trước 20/9/2003, các trường
xét tuyển công bố điểm xét tuyển
trên mạng Internet và gửi giấy báo trúng
tuyển cho thí sinh.
- Trước 30/9/2003, các trường
phải thông báo danh sách trúng tuyển trên
mạng Internet để các Sở Giáo dục và
Đào tạo và thí sinh được biết.
Dây là một yêu cầu bắt buộc. Chủ
tịch HĐTS trường cần chỉ đạo
Ban Thư ký thực hiện đúng quy định
này.
XI.
Về việc thu giấy chứng nhận
tốt nghiệp tạm thời của thí sinh
Hội đồng Tuyển sinh các
trường cần thực hiện đúng quy
định của Quy chế tuyển sinh
hiện hành: đối với những thí sinh
trúng tuyển ngay trong năm tốt nghiệp khi
đến trường nhập học, chỉ yêu
cầu nộp giấy chứng nhận tạm
thời (THPT, THCN và tương đương)
do Hiệu trưởng cấp, không yêu cầu
thí sinh phải lấy xác nhận của Sở
Giáo dục và Đào tạo. Vào đầu năm
học sau, các trường yêu cầu những
sinh viên này xuất trình bản gốc bằng
tốt nghiệp để đối chiếu,
kiểm tra.
XII.
Về việc báo cáo nhanh tình hình kỳ thi
Trước 20/6/2003, nhất
thiết các trường phải thông báo cho
Bộ Giáo dục và Đào tạo (qua Vụ
Đại học) biết số điện
thoại trực thi tuyển sinh của Hội
đồng tuyển sinh để bảo đảm
thông tin thông suốt giữa Ban Chỉ đạo
tuyển sinh của Bộ với HĐTS các trường.
Trong kỳ thi có những tình huống đặc
biệt bất thường về đề thi,
về an ninh trật tự, các HĐTS cần
trực tiếp báo cáo ngay về Bộ Giáo
dục và Đào tạo để phối
hợp tìm phương án xử lý kịp
thời.
Mỗi buổi thi, sau khi thí sinh
làm bài được 2/3 thời gian, HĐTS các
trường cần báo cáo nhanh cho Ban Chỉ
đạo thi của Bộ qua điện
thoại: Vụ Đại học: (04) 8692392, (04)
8681386 hoặc FAX: (04) 8681550; E-mail để Ban
Chỉ đạo kịp thời tập hợp
số liệu báo cáo lãnh đạo Bộ và
cấp trên về:
- Số lượng thí sinh
dự thi so với số lượng thí sinh
ĐKDT;
- Tình hình đề thi;
- Các hiện tượng cần lưu ý.
XIII.
Tăng cường công tác thanh tra tuyển sinh
Thanh tra tuyển sinh phải
được tăng cường ở từng
cơ sở và trong toàn ngành để duy trì,
giữ vững kỷ cương, thực
hiện nghiêm túc Quy chế Tuyển sinh. Ban
Chỉ đạo thi tuyển sinh của Bộ
Giáo dục và Đào tạo và các Sở Giáo
dục và Đào tạo có kế hoạch giám sát,
kiểm tra các khâu tổ chức kỳ thi,
chấm thi, kể cả chấm phúc khảo,
định điểm xét tuyển, triệu
tập thí sinh trúng tuyển đến trường
và xử lý nghiêm khắc kịp thời
những người vi phạm Quy chế.
Sau ngày thi, các trường
cần khẩn trương gửi báo cáo nhanh
về Bộ Giáo dục và Đào tạo qua
Vụ Đại học và Thanh tra Giáo dục.
Vụ Đại học có trách
nhiệm chủ trì phối hợp với các cơ
quan liên quan tổ chức tốt Hội nghị
triển khai công tác tuyển sinh năm 2003, hướng
dẫn chi tiết cho các Sở, các trường
về tất cả các vấn đề liên
quan để kỳ thi tuyển sinh năm 2003
đạt kết quả tốt, đáp ứng
yêu cầu tuyển chọn của trường
và đòi hỏi chính đáng của xã hội.
Văn bản này và Lịch công
tác tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2003 đính kèm
cần được các Ban Chỉ đạo
thi, thành viên Hội đồng tuyển sinh các
trường ĐH, CĐ và cán bộ làm công tác
tuyển sinh của các Sở Giáo dục &
Đào tạo quán triệt đầy đủ,
thực hiện nghiêm chỉnh, đồng
thời được phổ biến trên các phương
tiện thông tin đại chúng của trung
ương và địa phương.
Nơi
nhận:
- Như trên
- VP Chính phủ
- Ban Khoa giáo TW
- VP Trung ương Đảng
- Các Bộ, Ngành có trường
ĐH, CĐ
- Bộ trưởng và
các Thứ trưởng
- Các Uỷ viên Ban
Chỉ đạo TS của Bộ
- Các Vụ, Viện,
Thanh tra GD
- Lưu VP, Vụ ĐH.
|
KT/Bộ
trưởng Bộ Giáo dục và Đào
tạo
Thứ trưởng
Trần Văn
Nhung
|
|