Đào tạo
|
Đặc điểm kiểu hình, nội tiết sinh sản, chuyển hóa, tác động của metformin và inositol ở phụ nữ vô sinh có hội chứng buồng trứng đa nang
Góp ý
Ngiên cứu đưa ra được các đặc điểm kiểu hình, nội tiết chuyển hóa đặc trưng, trong đó nhấn mạnh tăng nguy cơ rối loạn dung nạp đường, rối loạn chuyển hóa và lipid máu ở phụ nữ HCBTĐN. Nghiên cứu cũng đưa ra được các kết luận có ý nghĩa về một số biện pháp điều trị vô sinh ở phụ nữ HCBTĐN, bao gồm các thuốc nhạy cảm với insulin như metformin và inositol, kích thích phóng noãn bằng letrozole, góp phần tăng cường bằng chứng khoa học về việc sử dụng các biện pháp này ở phụ nữ HCBTĐN Họ và tên nghiên cứu sinh: Lê Viết Nguyên Sa, sinh năm: 1987 Tên đề tài luận án tiến sĩ: Đặc điểm kiểu hình, nội tiết sinh sản, chuyển hóa, tác động của metformin và inositol ở phụ nữ vô sinh có hội chứng buồng trứng đa nang Thuộc ngành: Sản Phụ Khoa Mã số ngành: 9.72.01.05 Thực hiện dưới sự hướng dẫn của: PGS.TS. Lê Minh Tâm - GS.TS. Cao Ngọc Thành Tên cơ sở đào tạo: Trường Đại học Y Dược - Đại học Huế. Những đóng góp của luận án - Hội chứng buồng trứng đa nang là một bệnh lý nội tiết phổ biến trong độ tuổi sinh sản và gây ra nhiều biến chứng lâu dài về sức khỏe phụ nữ. Sự đa dạng của các biểu hiện lâm sàng, sự phức tạp của bệnh nguyên và ảnh hưởng của yếu tố chủng tộc lên kiểu hình hội chứng buồng trứng đa nang làm cho việc nghiên cứu hội chứng này ở Việt Nam rất quan trọng để xác định các kiểu hình chính, xác định các nhóm nguy cơ để có chiến lược điều trị và quản lý lâu dài. - Những kết quả của nghiên cứu này có đóng góp thiết thực trong quản lý hội chứng buồng trứng đa nang và đưa ra các bằng chứng về một số phương pháp điều trị vô sinh bằng các thuốc nhạy cảm Insulin và các phác đồ kích thích phóng noãn để ứng dụng trong thực hành lâm sàng. Giá trị khoa học: Đề tài đã đưa ra được các đặc điểm kiểu hình, nội tiết chuyển hóa đặc trưng, trong đó nhấn mạnh tăng nguy cơ rối loạn dung nạp đường, rối loạn chuyển hóa và lipid máu ở phụ nữ HCBTĐN. Nghiên cứu cũng đưa ra được các kết luận có ý nghĩa về một số biện pháp điều trị vô sinh ở phụ nữ HCBTĐN, bao gồm các thuốc nhạy cảm với insulin như metformin và inositol, kích thích phóng noãn bằng letrozole, góp phần tăng cường bằng chứng khoa học về việc sử dụng các biện pháp này ở phụ nữ HCBTĐN. Giá trị thực tiễn: Có cơ sở để kiến nghị cần có chiến lược tầm soát và điều trị dự phòng các rối loạn về nội tiết và chuyển hóa ở các phụ nữ mắc Hội chứng buồng trứng đa nang ở độ tuổi sinh sản để ngăn ngừa các biến chứng thai kỳ và các biến chứng dài hạn về sau. Cung cấp bằng chứng sử dụng metformin và inositol để cải thiện cân nặng, vòng bụng và cải thiện chu kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ HCBTĐN vô sinh có béo phì. Cung cấp bằng chứng về sử dụng letrozole như phác đồ đầu tay để kích thích phóng noãn ở phụ nữ vô sinh mắc HCBTĐN.
Huế, ngày 26 tháng 06 năm 2023
CONTRIBUTIONS OF THE THESIS
PhD student: Lê Viết Nguyên Sa Thesis title: “Phenotype, reproductive endocrinology, metabolic profile, effects of metformin and inositol on infertility women with polycystic ovarian syndrome” Specialization: Obstetrics and Gynecology Code: 9 72 01 05 Scientific Supervisors: Assoc. Prof. Le Minh Tam Prof. Cao Ngoc Thanh Training Institution: Hue University of Medicine and Pharmacy - Hue University Contributions of the thesis Polycystic ovarian syndrome is a common endocrine disorder in women of reproductive age and is associated with numerous long-term health consequences. Research on polycystic ovary syndrome is crucial in Vietnam because of the variety of clinical manifestations, the complexity of the pathogenesis, and the impact of race on the phenotype. This research is necessary to identify the main phenotypes, identify risk groups for long- term treatment, and develop management strategies. The findings of this study can be used in clinical practice to manage polycystic ovarian syndrome and to provide evidence for infertility treatments with the insulin-sensitive medications such as metformin and inositol as well as regimens for ovulation induction. Scientific value: The research has revealed distinctive phenotypes and endocrine metabolism, emphasizing the elevated risk of glucose uptake disorders, metabolic disorders and dyslipidimia in women with polycystic ovarian syndrome. The study also makes conclusions about a number of infertility treatments for women with polycystic ovarian syndrome, including insulin-sensitive medicines such as Metformin and Inositol, and ovulation induction letrozole, giving scientific support for the use of these treatments in infertile women with polycystic ovary syndrome. Practical value: There is evidence to support the need for endocrine and metabolic disorders screening and preventive treatment options in women with polycystic ovary syndrome who are of reproductive age in order to avoid pregnancy compilcations and long- term issues thereafter. Provide evidence for using metformin and inositol to improve weight, waist circumference and menstrual cycle in obese infertile women with polycystic ovary syndrome. Provide support for the use of letrozole as a first-line protocol for ovulation induction in infertile women with polycystic ovary syndrome.
Các tin mới hơn
Các tin đã đăng
|
Tin tức, sự kiện nổi bật
Thông báo số 01 viết bài tham dự Hội thảo “30 năm thực hiện Nghị định 30/CP của Chính phủ, phát triển Đại học Huế thành Đại học Quốc gia”
(15-08-2024 09:31)
Thông báo tuyển sinh đại học bằng hai, liên thông từ trình độ trung cấp, cao đẳng lên đại học tại Khoa Kỹ thuật và Công nghệ - Đại học Huế năm 2023 đợt 3
(19-10-2023 14:46)
Thông báo Danh sách tập thể và cá nhân được đề nghị công nhận các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng năm học 2022 - 2023
(21-08-2023 10:27)
Tin tức, sự kiện mới nhất
Hội nghị tổng kết công tác tuyển sinh sau đại học năm 2024
(22-01-2025 15:01)
Công đoàn Đại học Huế tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa trong Chương trình “Tết Sum vầy - Xuân ơn Đảng” nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
(22-01-2025 14:37)
Đảng ủy Đại học Huế: Hội nghị tổng kết công tác tổ chức xây dựng Đảng năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025
(22-01-2025 09:53)
Liên kết
|