English | Français   rss
Liên kết
Nghiên cứu chuỗi giá trị cá tra ở tỉnh Tiền Giang
Góp ý

Luận án đã hệ thống hóa các vấn đề cơ bản về lý luận của chuỗi giá trị nông sản, đặc biệt là chuỗi giá trị cá tra; vận dụng kết hợp các phương pháp phân tích kinh tế, phân tích lợi thế cạnh tranh với phân tích Cấu trúc - Hành vi - Hiệu quả hoạt động thị trường thông qua mô hình SCP trong phân tích chuỗi giá trị sản phẩm. Trên cơ sở đó để khám phá các vấn đề của chuỗi giá trị sản phẩm ở phạm vi rộng hơn của các tương tác thị trường

Họ và tên NCS: Phan Phùng Phú

Tên luận án: Nghiên cứu chuỗi giá trị cá tra ở tỉnh Tiền Giang

Ngành: Quản trị Kinh doanh.

Mã số: 9340101

Chức danh, học vị, họ và tên người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Mai Văn Xuân

Đơn vị đào tạo: Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế

 

NHỮNG KẾT QUẢ MỚI CỦA LUẬN ÁN

 

  1. Luận án đã hệ thống hóa các vấn đề cơ bản về lý luận của chuỗi giá trị nông sản, đặc biệt là chuỗi giá trị cá tra; vận dụng kết hợp các phương pháp phân tích kinh tế, phân tích lợi thế cạnh tranh với phân tích Cấu trúc - Hành vi - Hiệu quả hoạt động thị trường thông qua mô hình SCP trong phân tích chuỗi giá trị sản phẩm. Trên cơ sở đó để khám phá các vấn đề của chuỗi giá trị sản phẩm ở phạm vi rộng hơn của các tương tác thị trường. Đây có thể coi là đóng góp có ý nghĩa về mặt học thuật và phương pháp luận của luận án.
  2. Với phương pháp phân tích tương tác phụ thuộc (PLS-SEM), nghiên cứu chỉ ra vai trò của từng nhân tố và tác động qua lại giữa chúng đến kết quả hoạt động của chuỗi và từ đó đề xuất các giải pháp liên quan. Phân tích được cách thức tạo giá trị của các tác nhân, xác định vai trò nòng cốt của các doanh nghiệp chế biến trong việc nâng cao hiệu quả kinh tế và phát triển bền vững ngành hàng cá tra ở tỉnh Tiền Giang.
  3. Với việc vận dụng các phương pháp phân tích khoa học, đặc biệt là mô hình tích hợp SCP trong phân tích chuỗi giá trị, luận án chỉ rõ các yếu tố quan trọng tác động đến kết quả và hiệu quả hoạt động của chuỗi giá trị. Qua đó, nhận thức được đầy đủ hơn các yếu tố của chuỗi và mối tương tác giữa chúng trong một thị trường rộng hơn. Đây là một trong những điểm mấu chốt cần quan tâm trong qui hoạch phát triển toàn diện ngành hàng cá tra của tỉnh với tư cách là chuỗi giá trị toàn cầu.
  4. Đề xuất hệ thống các giải pháp chủ yếu để hoàn thiện chuỗi giá trị cá tra nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, khả năng cạnh tranh và phát triển bền vững ngành hàng cá tra ở tỉnh Tiền Giang.

 

-----------------------------------------

INFORMATION OF DOCTORAL DISSERTATION

 

PhD Candidate: Phan Phung Phu

Thesis title: A study on pangasius value chain in Tien Giang province

Major: Business Administration.

Code:  9340101.  Batch: 2015 - 2018

Supervisor, title: Assoc. Prof. Dr. Mai Van Xuan

Training Institution: University of Economics, Hue University

THE NEW SCIENTIFIC FINDINGS

  1. The dissertation systematized and clarified the basic theoretical foundations and practical issues of the agricultural product value chain, and the pangasius value chain in particular. This study applied mixed methods of the economic analysis and market ‘Structure – Conduct – Performance’ (SCP) model integrated in analysing product value chain in order to examine issues of a specific product value chain in the broader context of market. This is considered a significant methodological contribution in the research domain of product value chain analysis.
  2. Furthermore, with the analysis of dependent interactions (by PLS-SEM analysis technique), the thesis shows that value chain analysis should not only aim at identifying the influencing factors, but also need to examine the role of each factor and the interplay between them on the performance of the chain. This result provides a significant empirical evidence that reinforces conceptual issues about the product value chain as well as the need for an integrative approach in value chain analysis of a specific product. The thesis indicates the ways the actors have participated in value creation of pangasius’ value chain, identifies the key roles played by processing enterprises in improving economic efficiency and sustainable development of the pangasius industry in Tien Giang province.
  3. Using the scientific analysis methods, especially integrating the SCP model into value chain analysis, the thesis clarifies the important factors affecting the results and operational efficiency of the pangasius’ value chain in Tien Giang province. Thereby, it helps enhance understanding about the elements of the chain and their interactions in the broader market context. This is one of the key points that should be paid due attention in the comprehensive development plan of the province's pangasius industry as a global value chain.
  4. The thesis has proposed key solutions to improve the pangasius value chain for enhancing economic efficiency, competitiveness and sustainable development of the pangasius industry in Tien Giang province.
Liên kết
×