English | Français   rss
Liên kết
Đại học Huế duy trì vị trí 351-400 châu Á trên bảng xếp hạng đại học QS năm 2024 (08-11-2023 18:16)
Góp ý

Ngày 8/11/2023 Tổ chức Quacquarelli Symonds (QS) đã công bố kết quả xếp hạng đại học Châu Á 2024 (QS Asia University Rankings 2024). Quy mô bảng xếp hạng năm nay lớn nhất từ trước đến nay, với tổng số cơ sở giáo dục đại học (CSGDĐH) của châu lục và số CSGDĐH Việt Nam được xếp hạng tương ứng là 856 và 15 (ở kỳ xếp hạng 2023, các con số tương ứng là 760 và 11). Trong bối cảnh đó, Đại học Huế vẫn giữ vị trí 351-400 Châu Á như kỳ xếp hạng năm ngoái.

 

Xét theo tiêu chí, ở kỳ xếp hạng 2024, Đại học Huế có 2 tiêu chí có điểm số tăng lên và có thứ hạng cao ở Châu Á là Mạng lưới nghiên cứu quốc tế (International Research Network, thứ 155, tăng 40 bậc so với 2023) và Uy tín với nhà tuyển dụng (Employer Reputation, thứ 160, tăng 4 bậc so với 2023). Các chỉ số hoạt động khoa học đều tăng rõ so với các năm trước (ví dụ, so với kỳ xếp hạng 2023, số trích dẫn tăng 1,65 lần; số bài báo Scopus tăng 1,3 lần; bình quân số trích dẫn trên 1 bài báo tăng từ 5,8 lên 7,4; số bài báo trên 1 giảng viên tăng từ 0,63 lên 0,83). 

 

QS bắt đầu công bố bảng xếp hạng đại học thế giới từ 2005 và từ năm 2009 có thêm xếp hạng đại học Châu Á – sử dụng các tiêu chí và trọng số hơi khác so với xếp hạng toàn cầu để phù hợp với đặc thù của khu vực. Đây là bảng xếp hạng uy tín được giới chuyên môn và các CSGDĐH Việt Nam rất quan tâm.

 

Cũng vẫn sử dụng 11 tiêu chí và trọng số như cũ, nhưng năm nay QS cấu trúc các tiêu chí thành 4 nhóm:

Nhóm Tiêu chí Trọng số
Nghiên cứu và Khám phá (Research and Discovery)

Uy tín học thuật (Academic reputation)

30%
Số trích dẫn trên đầu bài báo (Citations per paper) 10%
Số bài báo trên đầu giảng viên (Papers per faculty) 5%
Việc làm và Đầu ra (Employability and Outcomes) Uy tín với nhà tuyển dụng (Employer reputation) 20%
Kinh nghiệm về đào tạo (Learning experience) Tỷ lệ giảng viên/sinh viên (Faculty Student Ratio) 10%
Tỷ lệ giảng viên có học vị tiến sĩ (Staff with PhD) 5%
Kết nối toàn cầu (Global engagement) Mạng lưới nghiên cứu quốc tế (International research network) 10%
Sinh viên đến trao đổi (Inbound exchange students) 2,5%
Giảng viên quốc tế (International faculty) 2,5%
Sinh viên quốc tế (International students) 2,5%
Sinh viên gửi đi trao đổi (Outbound exchange students) 2,5%

 

Ở các tiêu chí về khoa học, QS Asia 2024 sử dụng số liệu công bố quốc tế trên Scopus giai đoạn 2017-2021 và số trích dẫn trên Scopus giai đoạn 2017-2022 để tính điểm.

Các tin đã đăng
Liên kết
×