English | Français   rss
Liên kết
Hướng dẫn làm bài thi trắc nghiệm của Bộ GD- ĐT (11-01-2007 08:35)
Góp ý
Cục Khảo thí và Kiểm định Chất lượng giáo dục (Bộ GD&ĐT) đã hoàn tất bản hướng dẫn cách làm bài thi các môn trắc nghiệm năm 2007. Trước đó, Bộ GD&ĐT đã thông báo các môn Ngoại ngữ, Vật lý, Hóa học, Sinh học sẽ được thi trắc nghiệm trong các kỳ thi tốt nghiệp THPT, bổ túc THPT (nếu có các môn này) và thi đại học, cao đẳng.
<body>

Thời gian làm bài thi trắc nghiệm

Đối với mỗi môn thi trắc nghiệm tốt nghiệp, thời gian làm bài là 60 phút. Đối với mỗi môn thi trắc nghiệm tuyển sinh, thời gian làm bài là 90 phút.

Phiếu trả lời trắc nghiệm

Thí sinh làm bài thi trên phiếu trả lời trắc nghiệm được in sẵn theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bài làm của thí sinh (phiếu trả lời trắc nghiệm) được chấm bằng máy chấm chuyên dụng (mẫu phiếu trả lời trắc nghiệm tham khảo kèm theo trong Phụ lục).

Đề thi

Đối với cả 02 loại đề thi trắc nghiệm và tự luận:

1. a) Trong kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (bao gồm cả bổ túc trung học phổ thông), có đề thi riêng cho: Thí sinh học chương trình THPT phân ban thí điểm; Thí sinh học chương trình THPT không phân ban; Thí sinh học chương trình bổ túc THPT.

b) Đề thi tuyển sinh đại học, cao đẳng: có phần chung cho tất cả thí sinh và phần riêng cho thí sinh phân ban thí điểm, phần riêng cho thí sinh không phân ban (thí sinh chỉ được làm 1 trong 2 phần riêng của đề thi).

2. Cấu trúc đề thi tự luận được thay đổi mạnh theo hướng tăng việc kiểm tra tính sáng tạo, kỹ năng thực hành của thí sinh; mỗi đề thi gồm nhiều câu hỏi riêng biệt.

3. Đề thi trắc nghiệm cũng được in sẵn, phát cho từng thí sinh; tất cả các câu trắc nghiệm trong đề thi đều có 4 lựa chọn: A, B, C, D. Số phiên bản đề thi do máy tính xáo trộn là nội dung được bảo mật đến khi thi xong.

Việc đáp ứng các yêu cầu của đề thi, phạm vi kiến thức, thang điểm và yêu cầu về giám sát, bảo mật đối với đề thi trắc nghiệm được thực hiện theo quy định như đối với đề thi tự luận.

Đối với các trường cao đẳng thi tuyển sinh đợt 3, Cục Khảo thí và Kiểm định Chất lượng giáo dục (CLGD) đáp ứng về đề thi như năm 2006 cho tất cả các môn thi trắc nghiệm.

Hướng dẫn trả lời câu trắc nghiệm nhiều lựa chọn

Câu trắc nghiệm nhiều lựa chọn có hai phần, phần đầu (được gọi là phần dẫn) nêu ra vấn đề, cung cấp thông tin cần thiết hoặc nêu một câu hỏi; phần sau là các phương án để chọn (được đánh dấu bằng các chữ cái A, B, C, D).

Trong các phương án để chọn chỉ có duy nhất một phương án đúng (trong các kỳ thi hiện nay chỉ dùng loại này); các phương án khác được đưa vào có tác dụng “gây nhiễu” đối với thí sinh.

Nếu không nắm vững kiến thức về vấn đề đã nêu, thí sinh sẽ không nhận biết được trong các phương án để chọn đâu là phương án đúng.

Thí dụ (câu trắc nghiệm môn Tiếng Anh):

Chọn cụm từ thích hợp với phần để trống trong câu sau:

If he had listened to our advice, he............his examination.

A. won’t fail   B. would not have failed  C. would not fail   D. did not fail

Trả lời: chọn B

Đề thi trắc nghiệm do Bộ GD-ĐT tổ chức biên soạn. Các câu trắc nghiệm trong đề thi đều có 4 lựa chọn A, B, C, D.

Đề thi được in sẵn và có nhiều phiên bản (mỗi phiên bản có một mã đề thi), do máy tính tự động xáo trộn thứ tự câu cũng như thứ tự các phương án A, B, C, D. Số phiên bản đề thi là nội dung được bảo mật đến khi thi xong.

Phiếu trả lời trắc nghiệm

Thí sinh làm bài trên phiếu trả lời trắc nghiệm được in sẵn theo quy định của Bộ GD-ĐT, để chấm bằng hệ thống tự động (gồm máy quét và máy tính với phần mềm chuyên dụng).

Tham khảo mẫu phiếu trả lời trắc nghiệm dùng cho thí sinh thi tốt nghiệp và mẫu phiếu trả lời trắc nghiệm dùng cho thí sinh thi tuyển sinh trong Box.

Những điều thí sinh cần lưu ý khi thi làm bài trắc nghiệm

1. Ngoài những vật dụng được mang vào phòng thi như quy định trong Quy chế thi, để làm bài trắc nghiệm, thí sinh cần mang theo bút chì đen (loại mềm: 2B,...6B), dụng cụ gọt bút chì, tẩy chì, bút mực hoặc bút bi (mực khác màu đỏ).

Nên mang theo đồng hồ để theo dõi giờ làm bài.

2. Ngay sau khi nhận được phiếu trả lời trắc nghiệm, thí sinh dùng bút mực hoặc bút bi điền đầy đủ bằng chữ vào các mục để trống từ số 1 đến số 8; ghi số báo danh với đầy đủ các chữ số (kể cả chữ số 0 ở đầu số báo danh, nếu có) vào các ô vuông nhỏ trên đầu các cột của khung số báo danh (mục 9).

Sau đó, chỉ dùng bút chì, lần lượt theo từng cột tô kín ô có chữ số tương ứng với chữ số ở đầu cột. Lưu ý chưa ghi mã đề thi (mục 10).

3. Khi nhận được đề thi, thí sinh ghi tên và số báo danh của mình vào đề thi. Phải kiểm tra để đảm bảo rằng: đề thi có đủ số lượng câu trắc nghiệm như đã ghi trong đề; nội dung đề được in rõ ràng, không thiếu chữ, mất nét; tất cả các trang của đề thi đều ghi cùng một mã đề thi (ở cuối trang). Nếu có những chi tiết bất thường, thí sinh phải báo ngay cho giám thị để xử lý.

Đề thi có mã số riêng. Thí sinh xem mã đề thi (in trên đầu đề thi) và dùng bút mực hoặc bút bi ghi ngay 3 chữ số của mã đề thi vào 3 ô vuông nhỏ ở đầu các cột của khung chữ nhật (mục số 10 trên phiếu trả lời trắc nghiệm); sau đó chỉ dùng bút chì lần lượt theo từng cột tô kín ô có chữ số tương ứng với chữ số ở đầu mỗi cột.

4. Khi trả lời từng câu trắc nghiệm, thí sinh cần đọc kỹ nội dung câu trắc nghiệm. Phải đọc hết trọn vẹn mỗi câu trắc nghiệm, cả phần dẫn và bốn lựa chọn A, B, C, D để chọn phương án đúng (A hoặc B, C, D) và chỉ dùng bút chì tô kín ô tương ứng với chữ cái A hoặc B, C, D trong phiếu trả lời trắc nghiệm.

Chẳng hạn, thí sinh đang làm câu 5, chọn C là phương án đúng thì thí sinh tô đen ô có chữ C trên dòng có số 5 của phiếu trả lời trắc nghiệm. 

5. Cần đặc biệt chú ý những điều sau đây:

a) Làm đến câu trắc nghiệm nào thí sinh dùng bút chì tô ngay ô trả lời trên phiếu trả lời trắc nghiệm, ứng với câu trắc nghiệm đó. Tránh làm toàn bộ các câu của đề thi trên giấy nháp hoặc trên đề thi rồi mới tô vào phiếu trả lời trắc nghiệm, vì dễ bị thiếu thời gian.

b) Tránh việc chỉ trả lời trên đề thi hoặc giấy nháp mà quên tô trên phiếu trả lời trắc nghiệm.

c) Chỉ tô các ô bằng bút chì. Trong trường hợp tô nhầm hoặc muốn thay đổi câu trả lời, thí sinh dùng tẩy tẩy thật sạch chì ở ô cũ, rồi tô ô khác mà mình mới lựa chọn.

d) Số thứ tự câu trả lời mà thí sinh làm trên phiếu trả lời trắc nghiệm phải trùng với số thứ tự câu trắc nghiệm trong đề thi. Tránh trường hợp trả lời câu trắc nghiệm này nhưng tô vào hàng của câu khác trên phiếu trả lời trắc nghiệm.

e) Tránh việc tô 2 ô trở lên cho một câu trắc nghiệm (vì câu trắc nghiệm chỉ được chấm nếu chỉ có 1 phương án trả lời).

g) Không nên dừng lại quá lâu trước một câu trắc nghiệm nào đó; nếu không làm được câu này thí sinh nên tạm thời bỏ qua để làm câu khác; cuối giờ có thể quay trở lại làm câu trắc nghiệm đã bỏ qua, nếu còn thời gian.

6. Khi thi trắc nghiệm, thí sinh phải tuân thủ các quy định chung trong Quy chế thi hiện hành và những yêu cầu về thi trắc nghiệm:

a) Chỉ có phiếu trả lời trắc nghiệm mới được coi là bài làm của thí sinh. Bài làm phải có 2 chữ ký của 2 giám thị.

b) Trên phiếu trả lời trắc nghiệm chỉ được viết một thứ mực không phải là mực đỏ và tô chì đen ở ô trả lời; không được tô bất cứ ô nào trên phiếu trả lời trắc nghiệm bằng bút mực, bút bi.

c) Khi tô các ô bằng bút chì, phải tô đậm và lấp kín diện tích cả ô; không gạch chéo hoặc chỉ đánh dấu vào ô được chọn.

d) Ứng với mỗi câu trắc nghiệm chỉ được tô 1 ô trả lời.

đ) Để cho bài làm của thí sinh được chấm (bằng máy) thí sinh phải giữ phiếu sạch sẽ, không làm rách, làm nhàu hoặc có vết gấp, mép giấy bị quăn.

e) Ngoài 10 mục cần ghi trên phiếu bằng bút mực và các câu trả lời tô chì, thí sinh tuyệt đối không được viết gì thêm hoặc để lại dấu hiệu riêng trên phiếu trả lời trắc nghiệm. Bài có dấu riêng sẽ bị coi là phạm quy và không được chấm điểm.

g) Thí sinh có thể viết nháp trên giấy nháp, nhưng không được chép lại bất cứ câu trắc nghiệm nào của đề thi ra giấy. Không được tháo rời từng tờ của đề thi.

h) Thí sinh làm xong bài phải ngồi tại chỗ, không nộp bài trắc nghiệm trước khi hết giờ làm bài.

i) Khi hết giờ làm bài thi trắc nghiệm, có lệnh thu bài, thí sinh phải ngừng làm bài, bỏ bút xuống, úp sấp đề thi và phiếu trả lời trắc nghiệm xuống mặt bàn, chờ nộp phiếu trả lời trắc nghiệm và đề thi theo hướng dẫn của giám thị.

Thí sinh không làm được bài vẫn phải nộp phiếu trả lời trắc nghiệm và đề thi. Khi nộp phiếu trả lời trắc nghiệm, thí sinh phải ký tên vào danh sách thí sinh nộp bài.

k) Thí sinh chỉ được rời khỏi chỗ của mình sau khi giám thị đã kiểm đủ số phiếu trả lời trắc nghiệm của cả phòng thi và cho phép thí sinh ra về.

l) Thí sinh được đề nghị phúc khảo bài thi trắc nghiệm của mình; để được phúc khảo, thí sinh làm các thủ tục theo quy chế.

Giới thiệu cấu trúc một số đề thi trắc nghiệm năm 2007 (dự kiến)

Ghi chú:

- Thời gian làm bài đối với thi tốt nghiệp trung học phổ thông (bao gồm cả bổ túc trung học phổ thông) là 60 phút, đối với thi tuyển sinh đại học, cao đẳng là 90 phút.

- Chữ số trong ngoặc đơn là số lượng (dự kiến) câu trắc nghiệm của từng phần.

 

Giới thiệu cấu trúc một số đề thi trắc nghiệm năm 2007 (dự kiến)

Ghi chú:

- Thời gian làm bài đối với thi tốt nghiệp trung học phổ thông (bao gồm cả bổ túc trung học phổ thông) là 60 phút, đối với thi tuyển sinh đại học, cao đẳng là 90 phút.

- Chữ số trong ngoặc đơn là số lượng (dự kiến) câu trắc nghiệm của từng phần.

MÔN: VẬT LÍ (Thi tốt nghiệp, chương trình không phân ban)

1- Dao động cơ học (5)

- Đại cương về dao động điều hòa
- Con lắc lò xo
- Con lắc đơn
- Tổng hợp dao động
- Dao động tắt dần
- Dao động cưỡng bức và hiện tượng cộng hưởng

2- Sóng cơ học, âm học (3)

- Đại cương về sóng cơ học
- Sóng âm
- Giao thoa
- Sóng dừng

3- Dòng điện xoay chiều (7)

- Đại cương về dòng điện xoay chiều
- Dòng điện xoay chiều trong đoạn mạch xoay chiều chỉ có điện trở thuần, cuộn cảm hoặc tụ điện
- Dòng điện xoay chiều trong đoạn mạch không phân nhánh
- Công suất của dòng điện xoay chiều
- Máy phát điện xoay chiều một pha
- Dòng điện xoay chiều ba pha
- Động cơ không đồng bộ ba pha
- Máy biến thế, sự truyền tải điện năng
- Máy phát điện một chiều
- Chỉnh lưu dòng điện xoay chiều

4- Dao điện từ, sóng điện từ (3)

- Mạch dao động, dao động điện từ
- Điện từ trường
- Sóng điện từ
- Sự phát và thu sóng điện từ

5- Sự phản xạ và khúc xạ ánh sáng (5)

- Gương phẳng
- Gương cầu
- Sự khúc xạ ánh sáng và chiết suất
- Hiện tượng phản xạ toàn phần
- Lăng kính
- Thấu kính mỏng

6- Mắt và các dụng cụ quang học (3)

- Máy ảnh
- Mắt
- Kính lúp
- Kính hiển vi
- Kính thiên văn

7- Tính chất sóng của ánh sáng (5)

- Tán sắc ánh sáng
- Giao thoa ánh sáng
- Bước sóng mà màu sắc ánh sáng
- Máy quan phổ
- Quang phổ liên tục
- Quang phổ vạch
- Tia hồng ngoại
- Tia tử ngoại
- Tia Rơn ghen

8- Lượng tử ánh sáng (4)

- Hiện tượng quang điện ngoài
- Thuyết lượng tử ánh sáng
- Hiện tượng quang dẫn, quang trở, pin quang điện
- Mẫu Bo và Nguyên tử Hydrô

9- Vật lí hạt nhân (5)

- Cấu tạo của hạt nhân nguyên tử, đơn vị khối lượng nguyên tử
- Sự phóng xạ
- Phản ứng hạt nhân
- Hệ thức Anhxtanh giữa năng lượng và khối lượng. Độ hụt khối, năng lượng liên kết, năng lượng liên kết riêng
- Năng lượng hạt nhân

MÔN: VẬT LÍ (Thi tốt nghiệp, chương trình phân ban)

1- Dao động cơ học (5)

- Đại cương về dao động điều hòa
- Con lắc lò xo
- Con lắc đơn
- Tổng hợp dao động
- Dao động tắt dần
- Dao động cưỡng bức và hiện tượng cộng hưởng

2- Sóng cơ học, âm học (3)

- Đại cương về sóng cơ học
- Sóng âm
- Giao thoa
- Sóng dừng

3- Dòng điện xoay chiều (7)

- Đại cương về dòng điện xoay chiều
- Dòng điện xoay chiều trong đoạn mạch xoay chiều chỉ có điện trở thuần, cuộn cảm hoặc tụ điện
- Dòng điện xoay chiều trong đoạn mạch không phân nhánh
- Công suất của dòng điện xoay chiều
- Máy phát điện xoay chiều một pha
- Dòng điện xoay chiều ba pha
- Động cơ không đồng bộ ba pha
- Máy biến thế, sự truyền tải điện năng
- Máy phát điện một chiều
- Chỉnh lưu dòng điện xoay chiều

4- Dao điện từ, sóng điện từ (3)

- Mạch dao động, dao động điện từ
- Điện từ trường
- Sóng điện từ
- Sự phát và thu sóng điện từ

5- Chuyển động của vật rắn (8)

- Chuyển động của một vật rắn quanh một trục cố định
- Mômen lực, mô men quán tính của một vật
- Phương trình động lực học của vật rắn, mô men động lực của vật rắn. Định luật bảo toàn mô men động lượng
- Chuyển động của khối vật rắn. Động năng của vật rắn chuyển động tịch tiến
- Động năng của vật rắn quanh một trục
- Cân bằng tĩnh của vật rắn
- Hiệu lực của các lực song song. Ngẫu lực, cân bằng của vật rắn dưới tác dụng của ba lực song song
- Cân bằng của một vật rắn có trục quay cố định. Mặt chân đế

6- Tính chất sóng của ánh sáng (5)

- Tán sắc ánh sáng
- Giao thoa ánh sáng
- Bước sóng mà màu sắc ánh sáng
- Máy quan phổ
- Quang phổ liên tục
- Quang phổ vạch
- Tia hồng ngoại
- Tia tử ngoại
- Tia Rơn ghen

7- Lượng tử ánh sáng (4)

- Hiện tượng quang điện ngoài
- Thuyết lượng tử ánh sáng
- Hiện tượng quang dẫn, quang trở, pin quang điện
- Mẫu Bo và Nguyên tử Hydrô

8- Vật lí hạt nhân (5)

- Cấu tạo của hạt nhân nguyên tử, đơn vị khối lượng nguyên tử
- Sự phóng xạ
- Phản ứng hạt nhân
- Hệ thức Anhxtanh giữa năng lượng và khối lượng. Độ hụt khối, năng lượng liên kết, năng lượng liên kết riêng
- Năng lượng hạt nhân

MÔN: VẬT LÍ (Thi tuyển sinh)

1- Dao động cơ học (6)

- Đại cương về dao động điều hòa
- Con lắc lò xo
- Con lắc đơn
- Tổng hợp dao động
- Dao động tắt dần
- Dao động cưỡng bức và hiện tượng cộng hưởng

2- Sóng cơ học, âm học (4)

- Đại cương về sóng cơ học
- Sóng âm
- Giao thoa
- Sóng dừng

3- Dòng điện xoay chiều (9)

- Đại cương về dòng điện xoay chiều
- Dòng điện xoay chiều trong đoạn mạch xoay chiều chỉ có điện trở thuần, cuộn cảm hoặc tụ điện
- Dòng điện xoay chiều trong đoạn mạch không phân nhánh
- Công suất của dòng điện xoay chiều
- Máy phát điện xoay chiều một pha
- Dòng điện xoay chiều ba pha
- Động cơ không đồng bộ ba pha
- Máy biến thế, sự truyền tải điện năng
- Máy phát điện một chiều
- Chỉnh lưu dòng điện xoay chiều

4- Dao điện từ, sóng điện từ (4)

- Mạch dao động, dao động điện từ
- Điện từ trường
- Sóng điện từ
- Sự phát và thu sóng điện từ

5- Sự phản xạ và khúc xạ ánh sáng (6)

- Gương phẳng
- Gương cầu
- Sự khúc xạ ánh sáng và chiết suất
- Hiện tượng phản xạ toàn phần
- Lăng kính
- Thấu kính mỏng

6- Mắt và các dụng cụ quang học (4)

- Máy ảnh
- Mắt
- Kính lúp
- Kính hiển vi
- Kính thiên văn

7- Tính chất sóng của ánh sáng (6)

- Tán sắc ánh sáng
- Giao thoa ánh sáng
- Bước sóng mà màu sắc ánh sáng
- Máy quan phổ
- Quang phổ liên tục
- Quang phổ vạch
- Tia hồng ngoại
- Tia tử ngoại
- Tia Rơn ghen

8- Lượng tử ánh sáng (5)

- Hiện tượng quang điện ngoài
- Thuyết lượng tử ánh sáng
- Hiện tượng quang dẫn, quang trở, pin quang điện
- Mẫu Bo và Nguyên tử Hydrô

9- Vật lí hạt nhân (6)

- Cấu tạo của hạt nhân nguyên tử, đơn vị khối lượng nguyên tử
- Sự phóng xạ
- Phản ứng hạt nhân
- Hệ thức Anhxtanh giữa năng lượng và khối lượng. Độ hụt khối, năng lượng liên kết, năng lượng liên kết riêng
- Năng lượng hạt nhân

Theo TPO - Nguồn Bộ GD-ĐT

http://www.tienphongonline.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=72194&ChannelID=71

</body>
Liên kết
×