English | Français   rss
Liên kết
Hội thảo "Nhu cầu khách du lịch trên tuyến Hành lang kinh tế Đông Tây - Cơ hội cho các địa phương" (17-12-2008 07:39)
Góp ý
Ngày 16/12/2008, Khoa Du lịch - Đại học Huế phối hợp với tổ chức phát triển Hà Lan SNV đã tổ chức hội thảo "Nhu cầu khách du lịch trên tuyến hành lang kinh tế Đông Tây - Cơ hội cho các địa phương". Đồng chí Ngô Hòa, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, TS. Lê Thanh Sơn, Phó Giám đốc Đại học Huế đã đến tham dự hội thảo.
<body>

Khu vực miền Trung - Tây Nguyên là nơi sinh sống của hơn 30 cộng đồng các dân tộc anh em với những nét văn hóa rất đặc sắc và là khu vực có tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn phong phú, đa dạng với 6 di sản thế giới và hàng trăm di tích quốc gia, nhiều bãi biển đẹp, khu bảo tồn...Đặc biệt, sự hình thành Hành lang Kinh tế Đông Tây, đường xuyên Á qua các cửa khẩu quốc tế ở khu vực miền Trung - Tây Nguyên nối liền Đông Á và Tây Á, Thái Bình Dương và Đại Tây Dương. Với trào lưu hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực diễn ra hằng ngày nhanh chóng đã và đang tạo ra những cơ hội thuận lợi cho khu vực miền Trung và Tây Nguyên mở rộng giao lưu kinh tế, văn hóa và phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

Trong những năm qua, nhiều nghiên cứu về tiềm năng, điều kiện và cơ hội hợp tác phát triển du lịch Hành lang Kinh tế Đông Tây nói chung và phát triển du lich các tỉnh Bắc Miền Trung nói riêng đã cung cấp những luận cứ khoa học giúp cho các doanh nghiệp và các cơ quan hữu quan định ra các giải pháp thiết thực nhằm thúc đẩy hoạt động kinh doanh và phát triển du lịch của khu vực, không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường du lịch.

Tuy nhiên, với tính chất đa ngành và phức hợp của ngành du lịch dịch vụ, cho đến nay các nghiên cứu này còn mang tính cục bộ, rời rạc, thiếu các nghiên cứu sâu và cụ thể về tiềm năng và các cơ hội phát triển theo nhu cầu thị trường, thiếu sự phối hợp thống nhất giữa các địa phương, các doanh nghiệp và các đối tác liên quan trong phát triển sản phẩm, nâng cao chất lượng dịch vụ, xây dựng và phát triển hình ảnh điểm đến. Đặc biệt là thiếu các nghiên cứu mang tính hệ thống và chuyên sâu về nhu cầu thị trường, nền tảng cho sự phát triển du lịch có chất lượng và bền vững. Điều này đặt ra yêu cầu cấp thiết phải có những nghiên cứu cập nhật và toàn diện hơn về nhu cầu thị trường du lịch của khu vực.

Trong thời gian qua, với sự hỗ trợ và hợp tác tích cực của tổ chức Phát triển Hà Lan - SNV Việt Nam, Khoa Du lịch - Đại học Huế đã thực hiện các nghiên cứu nhằm tiến đến xây dựng cơ sở dữ liệu có tính hệ thống về nhu cầu thị trường du lịch nói chung và nhu cầu du khách tuyến hành lang Kinh tế Đông Tây nói riêng làm cơ sở cho việc phát triển sản phẩm, nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch ở khu vực, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển du lịch nói chung và phát triển du lịch giảm nghèo nói riêng. Cho đến nay, các nỗ lực nghiên cứu này đã đạt được những kết quả cụ thể nhu: hệ thống hóa kết quả các nghiên cứu liên quan về phát triển du lịch khu vực Bắc Miền Trung; cập nhật cơ sở dữ liệu về hoạt động kinh doanh du lịch và phát triển du lịch khu vực miền Trung - Tây Nguyên; bước đầu điều tra khảo sát nhu cầu thị trường du khách trên tuyến hành lang kinh tế Đông - Tây,  cũng như ý kiến đánh giá của các đối tượng liên quan đến kinh doanh và phát triển du lịch ở khu vực bao gồm các công ty du lịch, lữ hành trên địa bàn về nhu cầu, tiềm năng và các cơ hội hợp tác, phát triển du lịch của khu vực; nghiên cứu phân tích chuỗi giá trị của một số sản phẩm du lịch giảm nghèo chính ở khu vực bắc Miền Trung; tổ chức trao đổi, gặp gỡ với các chuyên gia trong và ngoài nước và cán bộ địa phương về lĩnh vực này.

Hội thảo "Nhu cầu khách du lịch trên tuyến hành lang kinh tế Đông Tây - Cơ hội cho các địa phương" là diễn đang nhằm trao đổi, thảo luận và bổ sung các thông tin cần thiết, là nơi gặp gỡ của những người làm công tác nghiên cứu, các nhà hoạch định chính sách của địa phương và những người trực tiếp quản lý hoạt động kinh doanh và phát triển du lịch thuộc các tỉnh Quảng Bình đến Quảng Nam.

Hồng Sam

</body>
Liên kết
×