Tin tức - Sự kiện
|
Bác Hồ với sự nghiệp Giáo dục
(19-05-2021 11:18)
Góp ý
Chủ tịch Hồ Chí Minh trong suốt quá trình hoạt động của mình đã có những cống hiến to lớn đối với cách mạng Việt Nam. Người đã được tổ chức UNESCO ghi nhận là “Anh hùng giải phóng dân tộc và Nhà văn hóa kiệt xuất của Việt Nam”. Trong những cống hiến to lớn đó, tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục và đào tạo thực sự có ý nghĩa lý luận và thực tiễn vô cùng sâu sắc, chứa đựng những quan điểm có giá trị soi đường cho sự nghiệp xây dựng và kiến thiết nền giáo dục nước nhà. Nhân kỷ niệm 131 ngày sinh của Người, xin trân trọng giới thiệu những quan điểm có tính chất mở đường cho xây dựng nền giáo dục và đào tạo của nước ta trong thời kỳ mới.
Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ đấu tranh, lên án nền giáo dục thực dân, mà còn kiến giải nhiều vấn đề để xây dựng và phát triển nền giáo dục mới - nền giáo dục toàn diện. “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu” - đó là tất yếu lịch sử đã được chứng minh và thực tiễn cách mạng Việt Nam kiểm nghiệm. Nhận thấy rõ tầm quan trọng của giáo dục và đào tạo, Hồ Chí Minh luôn chú trọng một nền giáo dục mới với nội dung và phương pháp phải hướng đến việc phát triển con người toàn diện, cũng như động viên mọi lực lượng tham gia sự nghiệp giáo dục và đào tạo.
Về mục đích giáo dục, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định trong nền giáo dục mới, mục đích trọng tâm và xuyên suốt là vì con người, cho con người và hướng tới việc xây dựng con người mới - con người xã hội chủ nghĩa. Mục đích và sứ mệnh của nhà trường là “đào tạo các em nên những công dân hữu ích cho nước Việt Nam, một nền giáo dục làm phát triển hoàn toàn những năng lực sẵn có của các em”, phải đào tạo ra “những công dân và cán bộ tốt, những người làm chủ tương lai tốt của nước nhà”. Nền giáo dục mới phải thực hiện dạy và học theo hướng: “Học để làm việc, làm người, làm cán bộ. Học để phụng sự Đoàn thể, giai cấp và nhân dân, Tổ quốc và nhân loại”. Đó là mục đích cao nhất, là lý tưởng sáng ngời và là triết lý giáo dục Hồ Chí Minh cũng như của sự nghiệp giáo dục và đào tạo Việt Nam trong thời đại mới.
Về nội dung giáo dục, Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầu cần phải đảm bảo sự phong phú, toàn diện, lấy chất lượng làm cốt. Để phát triển con người toàn diện cần phải có một nền giáo dục toàn diện, trong đó, nội dung giáo dục phải tổng hợp tri thức nhiều lĩnh vực như văn hoá, chính trị, thể chất, khoa học - kỹ thuật, quân sự, đạo đức cách mạng, lý tưởng cách mạng, xây dựng nếp sống văn hoá… Đồng thời trang bị, cung cấp kiến thức, phát triển năng lực tư duy, mở mang trí tuệ; tăng cường giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức cách mạng cho người học. Đó chính là yêu cầu bắt buộc của một nền giáo dục mới để đào tạo ra những con người mới. Mặc dù vậy, Hồ Chí Minh luôn lưu ý, nội dung giáo dục được đưa vào giảng dạy phải theo nguyên tắc “quý hồ tinh bất quý hồ đa”.
Trong nền giáo dục mới, Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầu phải đảm bảo quyền bình đẳng học tập cho tất cả mọi công dân. “Mọi người Việt Nam phải hiểu hết quyền lợi của mình, bổn phận của mình, phải có kiến thức mới để có thể tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà và trước hết phải biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ”[i]. Tư tưởng này của Người phù hợp với Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền đã được Liên hiệp quốc: “Mọi người đều có quyền được giáo dục. Giáo dục phải được miễn phí, ít nhất là ở bậc tiểu học và căn bản. Giáo dục tiểu học phải bắt buộc. Giáo dục kỹ thuật và chuyên nghiệp phải được mở rộng và giáo dục đại học phải được mở rộng bình đẳng cho mọi người, trên căn bản tài năng xứng đáng” (Điều 26). Không dừng lại ở việc khẳng định quyền bình đẳng cho mọi công dân của một nước Việt Nam độc lập, mà còn chú trọng pháp điển hoá quyền bình đẳng ấy. Trong Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (1946) do Người khởi thảo nêu rõ: “Tất cả công dân Việt Nam đều ngang quyền về mọi phương diện: chính trị, kinh tế, văn hoá”, “Tất cả công dân Việt Nam đều bình đẳng trước pháp luật, đều được tham gia chính quyền và công cuộc kiến quốc tuỳ theo tài năng và đức hạnh của mình” (Điều 6, 7). Người còn lưu ý rằng: “Ngoài sự bình đẳng về quyền lợi, những quốc dân thiểu số được giúp đỡ về mọi phương diện để chóng tiến kịp trình độ chung” (Điều thứ 8).
Về phương pháp giáo dục khoa học, Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầu phải căn cứ vào đặc điểm, nhu cầu của đối tượng, nội dung giáo dục, và các điều kiện cơ bản của nhà trường mà xác định các phương pháp dạy học phù hợp. Theo đó, phải lấy nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn làm nguyên tắc cơ bản cho việc xây dựng các phương pháp về giáo dục. Dạy và học phải gắn tri thức lý luận với thực tiễn cuộc sống. Học và hành phải luôn đi đôi với nhau, gắn bó mật thiết với nhau. Người nhấn mạnh: “Học phải suy nghĩ, học phải liên hệ với thực tế, phải có thí nghiệm và thực hành. Học với hành phải kết hợp với nhau”[ii].
Trong dạy và học phải phát huy dân chủ, thẳng thắn, cần có sự đối thoại trong quá trình học tập, nhận thức. “Mọi người được hoàn toàn tự do phát biểu ý kiến, dù đúng hoặc không đúng” vì “khi mọi người đã phát biểu ý kiến, đã tìm thấy chân lý, lúc đó quyền tự do tư tưởng hoá ra quyền tự do phục tùng chân lý”. Dân chủ, thẳng thắn trong dạy học đòi hỏi người thầy và học sinh phải có tinh thần đoàn kết, kỷ luật nhưng phải quán triệt nguyên tắc “trò phải kính thầy, thầy phải quý trò, chứ không phải “cá đối bằng đầu””[iii].
Lấy phương pháp nêu gương để giáo dục, Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầu người giáo viên phải “làm kiểu mẫu về mọi mặt: tư tưởng, đạo đức và lối làm việc”. Người lấy tinh thần “Học, học nữa, học mãi,” của Lênin và tinh thần “học không biết chán, dạy không biết mỏi” của Khổng Tử làm mẫu số chung cho giáo viên và yêu cầu mọi người phải khắc ghi, thực hành lời dạy ấy. Bản thân Người là tấm gương sáng về tinh thần tự học, tự tìm tòi, kiên trì vượt quan khó khăn. Ngoài ra, phương pháp giáo dục phải thiết thực, lấy tự học làm cốt, học tập suốt đời, đồng thời phải dạy cách học cho người học. Chủ tịch Hồ Chí Minh từ rất sớm đã khẳng định giáo dục phải nâng cao và hướng dẫn việc tự học, tự giáo dục cho người học, “không phải có thầy thì học, thầy không đến thì đùa. Phải biết tự động học tập”[iv].
Về lực lượng tham gia công tác giáo dục và đào tạo, Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầu phải huy động mọi lực lượng tham gia giáo dục và đào tạo con người, hướng đến xã hội hóa giáo dục. Giáo dục và đào tạo là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân, của mỗi gia đình, nhà trường và các lực lượng xã hội. Mỗi thành phần trong lực lượng đó đều có vai trò, vị trí quan trọng khác nhau nhưng cần có sự hợp lực, thống nhất trong quá trình giáo dục - đào tạo thế hệ trẻ. Vì, chỉ có kết hợp chặt chẽ các yếu tố này mới tạo thành sức mạnh tổng hợp để đưa sự nghiệp “trồng người” đi đến thắng lợi. Người nhấn mạnh phải phát huy mối liên hệ mật thiết giữa nhà trường - gia đình - xã hội trong giáo dục và đào tạo. “Giáo dục trong nhà trường dù có tốt mấy nhưng thiếu giáo dục trong gia đình và ngoài xã hội thì kết quả cũng không thu được hoàn toàn”[v]. Trong Thư gửi cán bộ, thầy giáo, cô giáo, học sinh nhân dịp khai giảng năm học mới, Người khẳng định: “Giáo dục là sự nghiệp của quần chúng, cần phải phát huy đầy đủ dân chủ xã hội chủ nghĩa, […]. Do đó các ngành, các cấp Đảng và chính quyền địa phương phải thật sự quan tâm hơn nữa đến sự nghiệp này, phải chăm sóc nhà trường về mọi mặt, đẩy mạnh sự nghiệp giáo dục của ta lên những bước phát triển mới”[vi]. **
Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục và đào tạo là nền tảng quan trọng để Đảng và Nhà nước ta hoạch định chiến lược giáo dục Việt Nam trong những năm qua và thời gian tới. Nhận thức được vị trí, vai trò của giáo dục và đào tạo đối với cách mạng Việt Nam, kế thừa tư tưởng giáo dục Hồ Chí Minh, Đảng ta luôn xác định “giáo dục và đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”[vii]. Do đó, một trong các đột phát chiến lược được Đại hội XIII của Đảng là “đẩy nhành thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện và nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, trọng tâm là hiện đại hóa và thay đổi phương thức đào tạo, nhất là giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp”[viii], không ngừng “đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và tăng cường cơ sở vật chất của nhà trường, phát huy khả năng sáng tạo và độc lập suy nghĩ của học sinh, sinh viên. Coi trọng bồi dưỡng cho học sinh, sinh viên khát vọng mãnh liệt xây dựng đất nước giàu mạnh, gắn liền lập nghiệp bản thân với tương lai của cộng đồng, của dân tộc, trau dồi cho học sinh, sinh viên bản lĩnh, phẩm chất và lối sống của thế hệ trẻ Việt Nam hiện đại.
Những kiến giải của Chủ tịch Hồ Chí Minh về giáo dục và đào tạo trở thành tài sản quý báu của dân tộc, là những chỉ dẫn quan trọng cho sự nghiệp trồng người của Đảng và Nhà nước ta; là cơ sở lý luận cho việc xác định chiến lược đào tạo con người, đề ra các chủ trương, chính sách, đường lối chỉ đạo phát triển nền giáo dục Việt Nam trong thời kỳ hội nhập và phát triển. Thực trạng nhức nhối của nền giáo dục Việt Nam hiện nay đã và đang đặt ra những vấn đề cần phải nghiên cứu. Do đó, cần phải quán triệt những quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về giáo dục và đào tạo, đồng thời, phải không ngừng đổi mới giáo dục và xã hội hóa giáo dục là một trong những giải pháp quan trọng cần được thực hiện.
[i] Hồ Chí Minh, Toàn tập, Sđd, t.4, tr.36. [ii] Hồ Chí Minh, Toàn tập, Sđd, t. 11, tr. 331. [iii] Hồ Chí Minh, Toàn tập, Sđd, t. 7, tr. 456. [iv] Hồ Chí Minh, Toàn tập, Sđd, t.6, tr. 50. [v] Hồ Chí Minh, Toàn tập, Sđd, t.8, tr. 394. [vi] Hồ Chí Minh, Toàn tập, Sđd, t.12, tr. 403-404. [vii] Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb CTQG, H, 2009, tr. 94-95. [viii] Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, tập I, NXb CTQGST, H. 2021, tr.221.
TS. Nguyễn Văn Quang, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế
Các tin mới hơn
Trường ĐH Y - Dược, Đại học Huế trao bằng đại học cho 1.357 bác sĩ, dược sĩ, cử nhân hệ chính quy năm 2021
(22-07-2021 15:47)
Thiết kế mặt trước của Đại học Huế tại số 03 Lê Lợi, TP. Huế
(14-07-2021 17:17)
Thông báo kết quả kiểm tra, sát hạch chuyên môn, nghiệp vụ, xét thay đổi chức danh nghề nghiệp hạng III
(06-07-2021 09:56)
Đại học Huế thực hiện nhiệm vụ kiểm tra công tác coi thi kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021
(05-07-2021 11:21)
Bộ GDĐT sơ kết công tác 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2021
(30-06-2021 23:11)
Đại học Huế sẵn sàng cho công tác thanh tra, kiểm tra kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021
(23-06-2021 08:47)
Trường đại học đầu tiên tổ chức Lễ Tốt nghiệp đại học hệ chính quy bằng hình thức trực tuyến
(22-06-2021 17:08)
Kỷ niệm 110 năm ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước (05/6/1911-05/6/2021)
(04-06-2021 07:37)
Các tin đã đăng
Kết luận của Bộ Chính trị về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị khóa XII về Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
(19-05-2021 08:43)
Trường ĐH Sư phạm: Ký hợp tác toàn diện với Sở Giáo dục và Đào tạo Thừa Thiên Huế
(11-05-2021 09:50)
Thông báo cuộc thi Sáng kiến sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả dành cho giảng viên và sinh viên năm 2021 (EEC 2021)
(07-05-2021 10:09)
Chủ tịch Nước đề nghị các cơ quan chức năng xem xét trình Chủ tịch Nước truy tặng Huân chương dũng cảm, công nhận sinh viên Nguyễn Văn Nhã là Liệt sĩ
(03-05-2021 10:39)
Chuyển đổi số - Cơ hội cho sinh viên công nghệ thông tin
(29-04-2021 23:37)
Chương trình Hội trại Đổi mới sáng tạo Đại học Huế năm 2021
(26-04-2021 16:23)
Công bố quyết định công nhận Hội đồng và Chủ tịch Hội đồng Đại học Huế nhiệm kỳ 2021 – 2026
(23-04-2021 16:46)
Nhiều hoạt động hưởng ứng Ngày sách Việt Nam 21/4
(21-04-2021 08:22)
|
Tin tức, sự kiện nổi bật
Thông báo số 01 viết bài tham dự Hội thảo “30 năm thực hiện Nghị định 30/CP của Chính phủ, phát triển Đại học Huế thành Đại học Quốc gia”
(15-08-2024 09:31)
Thông báo tuyển sinh đại học bằng hai, liên thông từ trình độ trung cấp, cao đẳng lên đại học tại Khoa Kỹ thuật và Công nghệ - Đại học Huế năm 2023 đợt 3
(19-10-2023 14:46)
Thông báo Danh sách tập thể và cá nhân được đề nghị công nhận các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng năm học 2022 - 2023
(21-08-2023 10:27)
Tin tức, sự kiện mới nhất
Thông báo kết quả xét bổ nhiệm chức danh Phó Giáo sư năm 2024
(14-12-2024 06:58)
Trao học bổng Keidanren và JCCI, Nhật Bản năm 2024
(12-12-2024 14:35)
Khởi công nhà đại đoàn kết cho Đoàn viên sinh viên Đại học Huế
(12-12-2024 11:09)
Festival khoa học Huế lần thứ 7: Hợp tác quốc tế vì sức khoẻ cộng đồng
(06-12-2024 15:53)
Liên kết
|