English | Français   rss
Liên kết
Nghiên cứu biến đổi gen trong chẩn đoán và điều trị bệnh bạch cầu cấp trẻ em tại Bệnh viện Trung ương Huế
Góp ý

Luận án đầu tiên có đề cập đến các đặc điểm về sinh hóa trong bệnh bạch cầu cấp với 89,4% bệnh nhân tăng LDH, 16,8% bệnh nhân tăng acid uric, 35,7% bệnh nhân có men gan tăng, 0,9% bệnh nhân có biểu hiện suy thận và 25% bệnh nhân tăng CRP

----------------------------------------------

Thông tin thời gian và địa điểm bảo vệ cấp Đại học Huế:

1. Thời gian: 14g00 ngày 31 tháng 01 năm 2023.

2. Địa điểm: Phòng họp 1.1, Số 01 Điện Biên Phủ, Thành phố Huế

Tên luận án: Nghiên cứu biến đổi gen trong chẩn đoán và điều trị bệnh bạch cầu cấp trẻ em tại Bệnh viện Trung ương Huế

Mã số: 97 20 106                                                               Ngành: Nhi khoa

Họ và tên NCS: Nguyễn Thị Kim Hoa                            Khóa đào tạo: 2017 – 2022

Cán bộ hướng dẫn 1: PGS.TS. Phan Hùng Việt

Cán bộ hướng dẫn 2: PGS.TS. Trần Kiêm Hảo

Đơn vị đào tạo: Trường Đại học Y dược Huế- Đại học Huế.

Sau đây là những đóng góp mới của luận án:

Bệnh bạch cầu cấp là bệnh ung thư thường gặp nhất ở trẻ em. Đây là công trình nghiên cứu đầu tiên trên bệnh bạch cầu trẻ em khá đồng bộ và trọn vẹn về lâm sàng, cận lâm sàng, điều trị với những kỹ thuật xét nghiệm mới, hiện đại.    

            Luận án đầu tiên có đề cập đến các đặc điểm về sinh hóa trong bệnh bạch cầu cấp với 89,4% bệnh nhân tăng LDH, 16,8% bệnh nhân tăng acid uric, 35,7% bệnh nhân có men gan tăng, 0,9% bệnh nhân có biểu hiện suy thận và 25% bệnh nhân tăng CRP.

            Với kỹ thuật multiplex-PCR giúp phát hiện được nhiều đột biến gen, trong đó đã phát hiện các dung hợp gen mới chưa được báo cáo tại Việt Nam. Dung hợp gen SET/NUP214 trên bệnh nhân bạch cầu cấp dòng lympho, và các dung hợp gen trên bệnh nhân bạch cầu cấp dòng tủy: tồn tại đồng thời hai dung hợp gen AML1/ETO và BCR/ABL1, dung hợp gen MLL/AF6, KMT2A/MLLT10. Việc xác định các dung hợp gen giúp phân nhóm nguy cơ và tìm thấy được mối liên quan có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ lui bệnh, tái phát, xác suất sống toàn bộ và sống không bệnh với các phân nhóm nguy cơ biến đổi gen trong bệnh bạch cầu cấp dòng lympho.

            Phân tích các gen dược lý học cho thấy 18,1% có đa hình gen NUDT15, 6,9% có đa hình gen TPMT và 1,4% bệnh nhân có mang cả hai đa hình gen NUDT15 và TPMT. Các đa hình gen giúp điều chỉnh liều thuốc 6-MP.

            Xác suất sống toàn bộ và sống không bệnh nhóm B-BCCDL, T-BCCDL và BCCDT trong vòng 3 năm lần lượt là: 77,6 ± 6,7%, 79,5 ± 6,1%; 68,4 ± 15,8%, 70,3 ± 14,8% và 45,5 ± 10,2%, 44,6 ± 10,0%.

 

CONTRIBUTIONS TO KNOWLEDGE OF STATE-LEVEL DOCTORAL THESIS

 

Thesis title: Research of genetic abnormalities in diagnosis and treatment of childhood acute leukemia at Hue Central Hospital.

Code: 97 20 106                                                         Major: Pediatrics

Full name: Nguyễn Thị Kim Hoa                            Program duration: 2017 – 2022

Academic advisors:

A/Prof. Phan Hùng Việt

A/Prof. Trần Kiêm Hảo

Educational Institution: Hue University of Medicine and Pharmacy- Hue University.

Contributions to knowledge

Acute leukemia is the most common cancer in children. This is the first acute childhood leukemia research which is synchronous and complete in terms of clinical, subclinical, and treatment with new and modern testing techniques.

The first thesis mentions biochemical characteristics in childhood acute leukemia including 89.4% of patients with elevated LDH, 16.8% of patients with elevated acid uric, 35.7% of patients with elevated transaminases, 0.9% of patients with renal failure and 25.0% of patients with elevated CRP.

The multiplex-PCR tests help to recognize many genetic abnormalities. Some gene fusions that have not been reported in Viet Nam yet are: SET/NUP214 gene fusion in acute lymphoblastic leukemia, AML1/ETO and BCR/ABL1 gene fusions in acute myeloid leukemia, MLL/AF6, KMT2A/MLLT10 gene fusions in acute myeloid leukemia. Identifying gene fusions helps to classify the risk group and find the statistical correlations between the remission rate, the relapsed rate, the overall survival rate, the event-free survival rate with the genetic risk group in acute lymphoblastic leukemia.

The pharmacogenetic test showed that the percentage of NUDT15 and TPMT polymorphisms were 18.1% and 6.9% respectively, and there was 1.4% of patients having NUDT15 and TPMT polymorphisms. Finding NUDT15 and TPMT polymorphisms guide 6-MP dose for patients.

The overall survival and event-free survival rates in 3 years for B-ALL, T-ALL and AML were 77.6 ± 6.7%, 79.5 ± 6.1%; 68.4 ± 15.8%, 70.3 ± 14.8%; and 45.5 ± 10.2%, 44.6 ± 10.0% respectively.

Các tin mới hơn
Liên kết
×