English | Français   rss
Liên kết
Quan hệ kinh tế của Myanmar với Ấn Độ và Trung Quốc (1991 - 2016)
Góp ý

Những tính toán lợi ích đóng vai trò quan trọng đầu tiên trong mối quan hệ kinh tế của Myanmar với Ấn Độ, Trung Quốc, nó quyết định mức độ và phương thức hợp tác kinh tế của Myanmar với hai nước láng giềng lớn này.

Quan hệ kinh tế Myanmar - Ấn Độ và Myanmar - Trung Quốc giai đoạn 1991 - 2016 đã có sự phát triển trên các lĩnh vực chủ yếu. Nhờ đó, Ấn Độ và Trung Quốc đã khẳng định được vị thế là những đối tác kinh tế lớn và quan trọng của Myanmar nhưng ở chiều ngược lại, Myanmar chưa phải là đối tác kinh tế đáng kể của Ấn Độ và Trung Quốc. 

Nghiên cứu sinh: Dương Thị Thúy Hiền

Tên đề tài: Quan hệ kinh tế của Myanmar với Ấn Độ và Trung Quốc (1991 - 2016)

Ngành: Lịch sử thế giới

Mã số: 922.90.11

Người hướng dẫn khoa học:

1. PGS. TS. Hoàng Văn Hiển 

2. PGS. TS. Hoàng Thị Minh Hoa

Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế

 

NHỮNG KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN

  1. Những tính toán lợi ích đóng vai trò quan trọng đầu tiên trong mối quan hệ kinh tế của Myanmar với Ấn Độ, Trung Quốc, nó quyết định mức độ và phương thức hợp tác kinh tế của Myanmar với hai nước láng giềng lớn này.
  2. Quan hệ kinh tế Myanmar - Ấn Độ và Myanmar - Trung Quốc giai đoạn 1991 - 2016 đã có sự phát triển trên các lĩnh vực chủ yếu. Nhờ đó, Ấn Độ và Trung Quốc đã khẳng định được vị thế là những đối tác kinh tế lớn và quan trọng của Myanmar nhưng ở chiều ngược lại, Myanmar chưa phải là đối tác kinh tế đáng kể của Ấn Độ và Trung Quốc.
  3. Quan hệ kinh tế của Myanmar với Ấn Độ và Trung Quốc có những tương đồng như sự gia tăng trong quy mô trao đổi thương mại, cơ cấu xuất khẩu hàng hóa; mục tiêu thu hút đầu tư, mục tiêu cung cấp vốn đầu tư và các lĩnh vực ưu tiên đầu tư nhưng cũng có nhiều khác biệt, nhất là quy mô và mức độ của quan hệ kinh tế Myanmar - Trung Quốc đều vượt xa so với quan hệ kinh tế Myanmar - Ấn Độ. Quan hệ kinh tế với Trung Quốc có hiệu quả hơn và giúp Myanmar phát triển hơn so với Ấn Độ.
  4. Quan hệ kinh tế của Myanmar với Ấn Độ và Trung Quốc giai đoạn 1991 - 2016 đã tạo ra những tác động to lớn với mỗi chủ thể cũng như đối với tình hình khu vực.
  5. Có thể thấy, nhờ có quan hệ kinh tế với Ấn Độ, Trung Quốc mà chính quyền quân sự Myanmar đứng vững và duy trì được sự tồn tại lâu dài trước các lệnh cấm vận và trừng phạt kinh tế của Mỹ, phương Tây. Tuy vậy, việc phụ thuộc kinh tế nặng nề vào Trung Quốc đã trở thành một trong những nguyên do, động lực và cả là áp lực để Myanmar tiến hành cải cách, mở cửa.

 

 

SUMMARY INFORMATION ABOUT NEW CONCLUSIONS OF THE DOCTORAL THESIS

Name of Ph.D Candidate: Duong Thi Thuy Hien

Title of thesis: Myanmar’s Economic Relations with India and China (1991 - 2016)

Major: World History

Code: 922.90.11

Supervisors:

1. Assoc. Prof. Dr. Hoang Van Hien

2. Assoc. Prof. Dr. Hoa Hoang Thi Minh

Training Institution: Hue University of Sciences, Hue University

 

NEW CONCLUSIONS OF THE DOCTORAL THESIS

  1. The benefit considerations played an important role in Myanmar’s economic relations with India and China, which determined the extent and mode of Myanmar in economic cooperation with these two large neighbors.
  2. Myanmar’s economic relations with India and China between 1991 and 2016 grew strongly. India and China affirmed their position as major and important economic partners of Myanmar, in the opposite direction, Myanmar was not a significant economic partner of them.
  3. Myanmar’s economic relations with India and China had similarities such as the increase in the scale of trade exchange, the structure of goods exported; the target of attracted investment and the target of providing investment capital but there were also many differences such as The size and extent of Myanmar - China economic relations stretch beyond Myanmar - India economic relations. Economic relations with China were more effective than India.
  4. Myanmar’s economic relations with India and China from 1991 to 2016 created enormous impacts on each actor as well as on the regional situation.
  5. It can be seen that, because of economic relations with India and China, Myanmar’s military government stood firmly and maintaineds its long-term existence before the economic sanctions of the U.S and the West. The heavy economic dependence on China became one of the reasons, motivations and pressures for Myanmar reformimg and opening up.
Liên kết
×