Tin tức - Sự kiện
|
Bài báo quốc tế và vị thế dành cho Đại học Huế
(02-05-2019 08:07)
Góp ý
Xếp thứ 2 trong tổng số 28 cơ sở giáo dục đại học (ĐH) có số lượng bài báo đăng tải trong danh mục các tạp chí uy tín quốc tế, Đại học Huế đã và đang khẳng định vị thế và chất lượng nghiên cứu khoa học (NCKH). Triển lãm sản phẩm khoa học - công nghệ tại Trường ĐH Nông lâm, Đại học Huế
Khẳng định thương hiệu
Công bố khoa học được xem là một trong những thước đo trình độ phát triển khoa học công nghệ. Để tham gia được vào dòng thác NCKH của thế giới, việc đăng được các bài trong tạp chí khoa học giá trị của quốc tế là một trong những khía cạnh then chốt, giúp bắt được những hướng nghiên cứu đương đại, góp phần vào việc phát triển chung của nhân loại, nếu không “đi tắt đón đầu” được thì ít nhất cũng không bị tụt lại phía sau trong cuộc chạy đua ào ạt của NCKH kỹ thuật và công nghệ.
Trước đây, hoạt động đào tạo gắn với NCKH thường chỉ được chú trọng ở một số trường ĐH lớn. Gần đây, công tác đào tạo gắn với NCKH được triển khai ở các trường ĐH trong cả nước, đáng mừng trong đó có sự nổi lên của các trường thuộc Đại học Huế.
Tháng 3/2019, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) thông tin số công trình công bố quốc tế nằm trong danh mục các tạp chí ISI, SCI, SCIE của các cơ sở giáo dục ĐH thuộc Bộ năm 2018. Đáng phấn khởi là với 195 bài báo được công bố, ĐH Huế xếp thứ 2 trong số 28 cơ sở giáo dục ĐH, chỉ đứng sau Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội (có 315 bài) tăng 4,3% so với năm 2017, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội tăng gần 2,4% (129 bài báo - xếp thứ 3). Đồng thời, ĐH Huế lại có mức tăng cao so với năm 2017, gần 20%.
Trong kết quả chung, xuất hiện không ít tên tuổi nhà nghiên cứu với “bộ sưu tập” công bố quốc tế. Nổi bật như PGS.TS. Bùi Đình Hợi (Trường ĐH Sư phạm) với 19 bài báo đăng trên tạp chí ISI liên quan đến các nghiên cứu chuyên sâu về vật lý hay PGS.TS. Đinh Quang Khiếu (Trường ĐH Khoa học) với 9 bài báo đăng trên tạp chí SCOPUS, SCIE nổi tiếng với các công trình bộ môn hóa lý.
Không dễ để có lượng lớn bài báo đăng tải trong danh mục các tạp chí ISI, SCI, SCIE. Người làm nghiên cứu trải qua quá trình tư duy, tìm tòi, tính toán, thực nghiệm, thí nghiệm, so sánh, tổng hợp, diễn giải, lập luận… và kết luận rồi đi tới trình bày. Ngoài chuyên môn, họ phải có khả năng ngoại ngữ giỏi. “NCKH có những khó khăn nhưng phải xem nghiên cứu cùng giảng dạy là một nghề, cố gắng “sống được” bằng nghề và gắn bó với nghề. Đó là động lực giúp tôi gắn bó với công việc mình đã chọn, làm việc chăm chỉ và vượt qua khó khăn”, PGS.TS. Bùi Đình Hợi chia sẻ.
Minh chứng dễ thấy, vì đó là tiêu chí khó nên các tổ chức xếp hạng ĐH trong khu vực và cả thế giới dùng làm một trong những cơ sở để đưa ra các xếp hạng (bài báo công bố quốc tế chiếm 20 – 30% trong tỷ lệ các tiêu chí). Trong xếp hạng Webometrics (của Cybermetrics Lab thuộc Hội đồng Nghiên cứu Quốc gia Tây Ban Nha (CSIC) đợt tháng 1/2019, ĐH Huế xếp thứ 10 Việt Nam, thứ 115 khu vực Đông Nam Á và thứ 3.704 thế giới. Đáng chú ý, thứ hạng thế giới của ĐH Huế có xu hướng tăng dần, từ 4.122 (tháng 7/2017) lên 4.107 (1/2018), 3.708 (7/2018) và lần này là 3.704. Trong bảng xếp hạng (BXH) 400 ĐH châu Á mà tổ chức xếp hạng QS công bố, ĐH Huế là 1 trong 5 ĐH của Việt Nam lọt vào danh sách này.
Tháng 4/2019, THE (tổ chức xếp hạng uy tín thế giới) vừa công bố những ĐH Việt Nam sinh viên nước ngoài nên theo học, trong đó có ĐH Huế. THE là tạp chí uy tín có trụ sở tại Anh, nổi tiếng với việc đưa ra các BXH ĐH thế giới và cũng là một trong những BXH giáo dục uy tín, ảnh hưởng lớn nhất trên thế giới. PGS.TS. Huỳnh Văn Chương, Phó Giám đốc Đại học Huế nhấn mạnh, hiện nay các ĐH của Việt Nam mới tập trung với xếp hạng của Webometrics và QS, việc được lọt vào danh sách của THE rất khó.
Trên BXH Webometrics các lần gần đây, thứ hạng trong nước của ĐH Huế cũng có biến động. Điển hình như tháng 7/2017 đứng thứ 12, đến tháng 1/2018 xếp thứ 13, sau đó xếp thứ 8 (tháng 7/2018) và lần mới đây nhất là xếp thứ 10 Việt Nam (tháng 1/2019). Quá trình xếp hạng còn phụ thuộc nhiều tiêu chí song những công bố bài báo trên các tạp chí uy tín quốc tế có ảnh hưởng lớn đến kết quả này.
Với tầm nhìn đến 2030 trở thành một trong những ĐH nghiên cứu hàng đầu Đông Nam Á, Đại học Huế đang có những bước chuẩn bị chắc chắn để thực hiện mục tiêu đặt ra. Điển hình nhất là việc xét chọn và công nhận 12 nhóm nghiên cứu mạnh thu hút các chuyên gia hàng đầu nghiên cứu theo hướng chuyên môn sâu hoặc liên ngành. Họ được đặt ra chỉ tiêu là bài báo quốc tế nằm trong danh mục uy tín của thế giới (ISI, SCOPUS) qua đó nâng tầm NCKH cho các trường nói riêng và ĐH Huế nói chung.
Theo đại diện Ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Đại học Huế, năm 2019, ĐH Huế sớm dự kiến và phân bổ chỉ tiêu công bố khoa học hàng năm cho từng đơn vị. Và với hoạt động này, trong năm nay, dự kiến tất cả các đơn vị sẽ có 445 - 450 bài báo ở nhóm tạp chí ISI, SCOPUS - một con số nếu làm tốt chắc chắn sẽ củng cố vị thế của ĐH Huế trên BXH trong nước, khu vực và thế giới.
Đại học Huế đang tập trung một số tiêu chí để tăng vị trí xếp hạng đại học và cũng có chính sách khen thưởng khuyến khích tài năng cả tỷ đồng mỗi năm. Ngoài ra, thông tư mới (08/2017/TT-BGDĐT) yêu cầu nghiên cứu sinh phải có bài báo xuất bản quốc tế thì với số lượng nhiều nghiên cứu sinh học tại Đại học Huế, chắc chắn sẽ góp thêm không ít tín hiệu vui.
Hữu Phúc
Các tin mới hơn
Xây dựng cơ sở dữ liệu 4D phục vụ phát triển du lịch huyện Đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi
(30-05-2020 17:09)
Tọa đàm kỷ niệm Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam
(18-05-2020 16:53)
Bước đầu sử dụng Ligasure trong phẫu thuật đầu mặt cổ
(05-05-2020 11:15)
Thông báo về việc khen thưởng thành tích hoạt động KH&CN nhân Ngày KH&CN Việt Nam
(30-04-2020 09:52)
Thông báo đề xuất nhiệm vụ KHCN tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2021
(14-01-2020 15:46)
Hội nghị KHCN Tuổi trẻ lần thứ XX Trường Đại học Y Dược, Đại học Huế
(28-12-2019 09:28)
Thông báo về Hội thảo Phát triển tài sản trí tuệ, từ nghiên cứu đến thương mại hóa sản phẩm
(14-11-2019 11:42)
Đại học Huế trở lại vị trí thứ 8 Việt Nam trong bảng xếp hạng đại học Webometrics
(31-07-2019 17:05)
Thông báo tuyển nghiên cứu sinh làm việc trong nhóm nghiên cứu mạnh
(01-07-2019 16:55)
Các tin đã đăng
Xếp hạng Webometrics đợt tháng 1/2019: Đại học Huế đứng thứ 10 Việt Nam
(01-02-2019 00:39)
Lấy ý kiến dự thảo Thông tư về tổ chức và hoạt động Hội đồng Giáo sư các cấp
(29-01-2019 20:04)
Hội thảo về cơ chế khuyến khích nghiên cứu khoa học trong các trường đại học ở Việt Nam
(27-12-2018 16:09)
Thông tin nguồn tài trợ đề tài, dự án nghiên cứu
(16-12-2018 16:56)
Đẩy mạnh hoạt động sở hữu trí tuệ và chuyển giao, thương mại hóa kết quả nghiên cứu
(16-12-2018 02:10)
Triển lãm sinh viên nghiên cứu khoa học
(27-10-2018 10:32)
Khai mạc vòng chung khảo Giải thưởng Sinh viên nghiên cứu khoa học
(25-10-2018 08:40)
Triển khai dự án khoa học "Xây dựng vùng chuyên canh sản xuất củ hành tím theo tiêu chuẩn VietGap tại Quảng Ngãi
(24-10-2018 08:50)
|
Tin tức, sự kiện nổi bật
Thông báo số 01 viết bài tham dự Hội thảo “30 năm thực hiện Nghị định 30/CP của Chính phủ, phát triển Đại học Huế thành Đại học Quốc gia”
(15-08-2024 09:31)
Thông báo tuyển sinh đại học bằng hai, liên thông từ trình độ trung cấp, cao đẳng lên đại học tại Khoa Kỹ thuật và Công nghệ - Đại học Huế năm 2023 đợt 3
(19-10-2023 14:46)
Thông báo Danh sách tập thể và cá nhân được đề nghị công nhận các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng năm học 2022 - 2023
(21-08-2023 10:27)
Tin tức, sự kiện mới nhất
Hội nghị tổng kết công tác tuyển sinh sau đại học năm 2024
(22-01-2025 15:01)
Công đoàn Đại học Huế tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa trong Chương trình “Tết Sum vầy - Xuân ơn Đảng” nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
(22-01-2025 14:37)
Đảng ủy Đại học Huế: Hội nghị tổng kết công tác tổ chức xây dựng Đảng năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025
(22-01-2025 09:53)
Liên kết
|