English | Français   rss
Liên kết
Giao tiếp và suy luận toán học của sinh viên trong giải quyết vấn đề về giải tích đầu đại học
Góp ý

Nghiên cứu làm rõ đặc trưng của khung lý thuyết giao tiếp – nhận thức của Sfard (2008) và tiềm năng của lý thuyết này đối với việc phân tích giao tiếp toán học của người học

Họ tên NCS: Nguyễn Đức Hồng

Tên luận án: Giao tiếp và suy luận toán học của sinh viên trong giải quyết vấn đề về giải tích đầu đại học

Chuyên ngành: Lý luận và Phương pháp dạy học bộ môn Toán.

Mã số: 9140111

Người hướng dẫn: PGS.TS. Trần Kiêm Minh

Đơn vị đào tạo: Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế

Những đóng góp mới của Luận án

Đóng góp về mặt nghiên cứu, khoa học

Làm rõ đặc trưng của khung lý thuyết giao tiếp – nhận thức của Sfard (2008) và tiềm năng của lý thuyết này đối với việc phân tích giao tiếp toán học của người học.

Làm rõ những chỉ dấu để phân tích đặc trưng giao tiếp toán học của người học theo khung lý thuyết giáo tiếp – nhận thức.

Làm rõ khung lý thuyết về suy luận toán học của Lithner (2008) và tiềm năng vận dụng vào phân tích suy luận toán học của người học trong quá trình giao tiếp để giải quyết vấn đề.

Đóng góp về mặt thực tiễn

Phân tích được đặc trưng của giao tiếp toán học của SV trong quá trình giải quyết vấn đề về giải tích ở đầu đại học dựa trên lý thuyết giao tiếp – nhận thức.

Phân tích được đặc trưng suy luận toán học của SV trong quá trình giao tiếp để giải quyết vấn đề về giải tích ở đầu đại học dựa trên khung lý thuyết về suy luận toán học của Lithner (2008).

Cho thấy tiếp cận giao tiếp – nhận thức (Sfard, 2008) là một khung lý thuyết hữu ích có thể được sử dụng để hiểu rõ quá trình tiến triển hiểu biết toán của SV thông qua việc phân tích đặc trưng diễn ngôn của họ trong quá trình giao tiếp.

Kết quả nghiên cứu đã đóng một cách nhìn khác mang tính nghị luận về bản chất của quá trình học toán, đó là quá trình khởi xướng, tham gia và thay đổi diễn ngôn toán học của người học. Nghiên cứu gợi ý rằng việc dạy và học giải tích ở đầu đại học cần chú ý đến việc làm sáng tỏ nghĩa được gắn kết bên trong các biểu tượng toán học để thúc đẩy và nâng cao giao tiếp toán học của SV.

--------------------------------------

Full name: Nguyen Duc Hong

Thesis title:The communication and mathematical reasoning of students in solving calculus problems at the beginning of university.

Major: Reasoning and Teaching Method of Mathematics. Code:9140111 Advisors: Assoc. Prof. Dr. Tran Kiem Minh

Trainning institution: University of Education, Hue University

Contributions of the thesis

Contributing in terms of research and science

Clarifying the characteristics of Sfard's (2008) cognitive-communication theoretical framework and the potential of this theory for analyzing learners' mathematical communication.

Clarifying indicators to analyze the characteristics of learners' mathematical communication according to the communicative-cognitive theoretical framework.

Clarifying Lithner's (2008) theoretical framework of mathematical reasoning and its potential application to analyze learners' mathematical reasoning in the process of communication to solve problems.

Contributing in practice

Analyze the characteristics of students' mathematical communication in the process of solving calculus problems at the beginning of university based on communication-cognitive theory.

Analyze the characteristics of students' mathematical reasoning during the communication process to solve calculus problems at the beginning of university based on the theoretical framework of mathematical reasoning of Lithner (2008).

Shows that the cognitive-communicative approach (Sfard, 2008) is a useful theoretical framework that can be used to understand the progression of students' mathematical understanding through analyzing the characteristics of their discourse in the classroom. communication process.

The research results have closed a different discursive perspective on the nature of the mathematics learning process, which is the process of initiating, participating in and changing learners' mathematical discourse. The study suggests that teaching and learning calculus at the beginning of college should pay attention to clarifying the meaning embedded within mathematical symbols to promote and enhance students' mathematical communication.

Các tin mới hơn
Liên kết
×