English | Français   rss
Liên kết
Đánh giá kết quả phẫu thuật và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân cắt toàn bộ dạ dày nội soi do ung thư
Góp ý

Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật mới, chuyên sâu lĩnh vực ngoại tiêu hoá với số liệu 45 bệnh nhân ung thư biểu mô dạ dày được phẫu thuật nội soi cắt toàn bộ dạ dày vét hạch D2 trong thời gian nghiên cứu 26 tháng là số lượng đáng kể. Ở Việt Nam, không nhiều cơ sở thực hiện được nghiên cứu này. Đặc biệt, nghiên cứu đã đề cập tới chất lượng cuộc sống sau mổ cắt toàn bộ dạ dày

Nghiên cứu sinh: Trần Tuấn Anh.

Tên đề tài luận án tiến sĩ: “Đánh giá kết quả phẫu thuật và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân cắt toàn bộ dạ dày nội soi do ung thư

Ngành: Ngoại khoa

Mã số ngành: 9 72 01 04

Thực hiện dưới sự hướng dẫn của:    PGS.TS. Phạm Anh Vũ

                                                                 PGS.TS. Lê Lộc

Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Y Dược, Đại học Huế.

 

Những đóng góp của luận án

Trước hết, đây là đề tài nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật mới, chuyên sâu ở lĩnh vực ngoại tiêu hoá với số liệu 45 bệnh nhân ung thư biểu mô dạ dày được phẫu thuật nội soi cắt toàn bộ dạ dày vét hạch D2 trong thời gian nghiên cứu 26 tháng là số lượng đáng kể. Ở Việt Nam, không nhiều cơ sở thực hiện được nghiên cứu này. Đặc biệt, nghiên cứu đã đề cập tới chất lượng cuộc sống sau mổ cắt toàn bộ dạ dày. Đề tài đã đưa ra được đánh giá và mô tả kết luận rõ ràng của hai mục tiêu nghiên cứu:

  1. Về kết quả phẫu thuật và vét hạch do ung thư: Thời gian phẫu thuật trung bình là 218,8 ± 69,3 phút. Lượng máu mất liên quan phẫu thuật trung bình là 431,6 ± 426,5ml, trung vị là 308,9ml. Số hạch trung bình vét được là 17,1 ± 9,3 hạch. Số hạch di căn trung bình là 3,9 ± 6,6 hạch. Tỷ lệ di căn hạch là 51,1%. Thời gian trung tiện sau mổ trung bình là 4,2 ± 1,4 ngày. Thời gian nằm viện sau mổ trung bình là 11,6 ± 3,7 ngày. Tỷ lệ biển chứng sau mổ là 22,2%, trong đó dò miệng nồi chiếm tỷ lệ cao nhất 6,7%. Tỷ lệ biến chứng mức độ li trở lên theo Clavien-Dindo là 8,9%. Thời gian sống thêm toàn bộ là 35,4 ± 2,6 tháng, thời gian sống thêm không bệnh là 34.5 ± 2,8 tháng. Tỷ lệ sống thêm toàn bộ sau 1, 2, 3 và 4 năm lần lượt là 91,1%, 70,3%, 59.9% và 52,4%. Tỷ lệ sống thêm không bệnh sau 1, 2, 3 và 4 năm lần lượt là 77,4%, 67,7%, 56,7% và 56,7%.
  2. Chất lượng cuộc sống sau phẫu thuật: Về triệu chứng: Tổng điểm triệu chứng sau phẫu thuật nội soi cắt toàn bộ dạ dày tại thời điểm 1, 6 và 12 tháng lần lượt là 1,7 ± 0,4. 1,4 ± 0,3 và 1,3 ± 0,2. Khó chịu liên quan bữa ăn là triệu chứng bệnh nhân phàn nàn nhiều nhất, tiếp đến là khó tiêu, đau bụng, trào ngược thực quản, tiêu chảy, hội chứng rỗng dạ dày. Táo bón là triệu chứn, bệnh nhân ít phàn nàn nhất. Về tình trạng sống: Lượng thức ăn mỗi bữa ăn bằng khoảng 70-80% lượng thức ăn trước phẫu thuật, nhu cầu ăn bữa phụ là cần thiết. Ngoài 3 bữa chính, bệnh nhân thường phải ăn thêm 2-3 bữa phụ mỗi ngày. Chất lượng ăn và khả năng làm việc sụt giảm ít hơn. Hiếm khi bệnh nhân thấy thèm ăn, đói bụng, hay đầy bụng. Đa số bệnh nhân có thể làm việc gần như bình thường (270-80% các hoạt động trước đó). Về chất lượng sống: Sự không hài lòng về cuộc sống hằng ngày chủ yếu liên quan đến triệu chứng nhiều hơn là bữa ăn và khả năng làm việc. Phần thể chất và tinh thần về cơ bản là tốt, trong đó, tổng điểm phần tinh thần cao hơn phần thể chất. Nhìn chung, ngoại trừ táo bón, các nhóm kết quả chính đều tốt dần lên qua từng thời điểm đánh giả. Nói cách khác, phần lớn CLCS đều phục hồi theo thời gian. Chất lượng cuộc sống kém hơn có ý nghĩa thống kê ở nhóm bệnh nhân tuổi trên 60, giới nữ, có bệnh kèm, nối thực quản hỗng tràng tận bên và có biến chứng sau mổ.

 

CONTRIBUTIONS OF THE THESIS

 

PhD student: Tran Tuan Anh.

Thesis title: “Evaluation of results and quality of life in gastric cancer patients after laparoscopic total gastrectomy

Specialization: Surgery

Code: 9 72 01 04

Scientific Supervisors:                     Assoc. Prof. Pham Anh Vu

                                                       Assoc. Prof. Le Loc

Training Institution: University of Medicine and Pharmacy, Hue University.

Contributions of the thesis

Firsly, this is the thesis about a new technique of gastroenterology surgery with significantly 45 gastric carcinoma patients after laparoscopic total gastrectomy and lymph nodes dissection in the 26-month study period. In Vietnam, not many medical centers can perform this research. Specially, this thesis has mentioned the quality of life after total gastrectomy. The thesis has evaluated and described the clear conclusions with 2 research objectives:

  1. About the results of laparoscopic total gastrectomy and lymph nodes dissection: The average operation time was 218.8 ± 69.3 minutes. The mean surgical blood loss was 431.6 ± 426.5 ml, the median is 308.9 ml. The average number of dissected lymph nodes was 17,1 ± 9,3. The lymph node metastasis rate was 51.1%. The duration of flatus was 4.2 ± 1.4 days. The length of post-operative was 11.6 ± 3.7 days. The overall complication rate was 22,2%, of which, anastomosis leakage was the highest. The percent of Clavien-Dindo grade III complications was 8,9%. The overall survival time was 35.4 ± 2.6 months, the disease-free survival time was 34.5 ± 2.8 months. 1-, 2-, 3- and 4-years overall survival rates were 91.1%, 70.3%, 59.9% và 52.4%. 1-, 2-, 3- and 4-years disease-free survival rates were 77.4%, 67.7%, 56.7% và 56.7%.
  2. Quality of life after surgery: Symptoms: Total symptoms score after laparoscopic total gastrectomy at 1, 6 and 12 months were 1.7 ± 0.4, 1.4 ± 0.3 and 1.3 ± 0.2, respectively. Meal-related distress was the most complained symptom, followed by indigestion, abdominal pain, esophageal reflux, diarrhea, and dumping. Constipation was the least common symptom. Living status: The daily food consumption was 70–80% of that before the surgery, and a snack was necessary. Apart from three main meals, patients often ate 2–3 snacks daily. The quality of the ingestion subscale and the ability to work subscale slightly diminished. Patients rarely reported their appetite, hunger, or gastroparesis. Most patients could work normally (≥70–80% of the previous work- load). The quality of life: the dissatisfaction in daily life is mostly related to symptoms rather than meals and the ability for working. Besides, the mental component summary was higher than the physical component summary at three studied time-points. In general, the quality of life was time-dependently recovered in most domains. The quality of life was statiscally poorer in patients ≥60, females, with comorbidities, side-to-end esophagojejunostomy and with postoperative complications.
Các tin mới hơn
Liên kết
×