English | Français   rss
Liên kết
Phát triển năng lực toán học của sinh viên trong chủ đề đạo hàm và tích phân thông qua dạy học toán theo bối cảnh
Góp ý

Tổng quan, so sánh và đối chiếu các nghiên cứu về năng lực (NL); năng lực toán học (NLTH); bối cảnh; hiểu khái niệm (KN). kết quả về mặt lý thuyết này giúp đem lại cách nhìn tổng quan về các cách thức định nghĩa NL và các đặc điểm của nó; các cách thức định nghĩa NLTH khác nhau cùng với các thành tố của NLTH; phân tích quan niệm về bối cảnh với hai loại bối cảnh theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp; các đặc trưng của hiểu KN và những cân nhắc khi đo lường

Họ tên NCS: Nguyễn Thị Mai Thủy

Tên luận án: Phát triển năng lực toán học của sinh viên trong chủ đề đạo hàm và tích phân thông qua dạy học toán theo bối cảnh

Chuyên ngành: Lý luận và Phương pháp dạy học bộ môn Toán

Mã số: 9140111

Tập thể hướng dẫn: PGS.TS. Trần Dũng; TS. Nguyễn Thị Duyến

Trường đào tạo: Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế

Đóng góp của Luận án

Đóng góp về mặt nghiên cứu, khoa học

Đề tài tổng quan, so sánh và đối chiếu các nghiên cứu về năng lực (NL); năng lực toán học (NLTH); bối cảnh; hiểu khái niệm (KN). Đóng góp về mặt lý thuyết này giúp đem lại cách nhìn tổng quan về các cách thức định nghĩa NL và các đặc điểm của nó; các cách thức định nghĩa NLTH khác nhau cùng với các thành tố của NLTH; phân tích quan niệm về bối cảnh với hai loại bối cảnh theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp; các đặc trưng của hiểu KN và những cân nhắc khi đo lường.

Đề tài đề xuất một phân loại các bài toán theo bối cảnh (BTTBC); xây dựng quá trình giải quyết vấn đề theo bối cảnh (GQVĐTBC) gồm bảy bước và thiết kế hỗ trợ quá trình GQVĐTBC; đề xuất các NL thành phần của NL GQVĐTBC; đề xuất bốn đặc trưng của hiểu KN; làm rõ tám thành phần của dạy học toán theo bối cảnh (DHTTBC), đề xuất mô hình DHTTBC và điều chỉnh phương án REACT nhằm nâng cao NLTH của sinh viên.

Đóng góp về mặt thực tiễn

Luận án đã thiết kế hệ thống các BTTBC để đánh giá hiểu KN và NL GQVĐTBC trong chủ đề đạo hàm và tích phân, cùng các thang đo hiểu KN đạo hàm, tích phân theo 4 mức độ từ 0 – 3 và rubric đánh giá NL GQVĐTBC theo các NL thành phần với thang đo 4 mức độ từ 1 – 4.

Luận án đã thiết kế dạy học chủ đề đạo hàm và tích phân theo nguyên lý DHTTBC với phương án REACT nhằm nâng cao NLTH của sinh viên. Đề tài cung cấp một ví dụ cụ thể cho việc áp dụng các nguyên lý vào việc thiết kế.

Nghiên cứu này đã cung cấp một cơ sở thực tiễn để khẳng định tác động tích cực của DHTTBC đến NLTH của SV trong chủ đề đạo hàm và tích phân, đã nâng cao hiểu KN đạo hàm, tích phân và NL GQVĐTBC của sinh viên.

 

NOVEL CONTRIBUTIONS OF DOCTORAL THESIS

General information

Full name of Ph.D. student: Nguyen Thi Mai Thuy

Thesis  title:  Developing  students'  mathematical  competence  in  derivatives  and  integrals through contextual teaching and learning in mathematics

Major: Mathematics Teaching Methodology

Code: 9140111

Advisors: Assoc. Prof. Dr. Tran Dung; Dr. Nguyen Thi Duyen

Trainning institution: University of Education, Hue University

Contributions of the thesis

Contributing in terms of research and science

The thesis overviews, compares and contrasts some studies on competence; mathematical competence; context; conceptual understanding. The theoretical contribution of this study helps to provide an overview of ways to define competence and its characteristics; different ways of defining mathematical competence amd its competencies; an analysis of the conception of context in broad and narrow senses; characteristics of conceptual understanding and considerations in its measurement.

The thesis proposes the classification of contextual problems; designs the contextual problem- solving process consisting of seven steps and establishes the scaffolding for the contextual problem- solving process; suggests sub-competencies of contextual problem-solving competence; proposes four characteristics of conceptual understanding; clarifies the eight components of contextual teaching and learning in mathematics, proposing the model of contextual teaching and learning in mathematics and adapts the REACT strategy to improve students' mathematical competence.

Contributing in practice

The thesis designs the system of contextual problems to measure conceptual understanding and contextual problem-solving competence in derivatives and integrals; along with the 4-level scale from 0 – 3 to measure conceptual understanding of derivatives and integrals; and the rubric to evaluate contextual problem-solving competence according to its sub-competencies with 4-level scales from 1 – 4.

Designing teaching approaches to derivatives and integrals following the principles of contextual teaching and learning in mathematics with the REACT strategy to improve students' mathematical competence. The study provides a specific example of applying the principles to design.

This study provides empirical evidence to affirm the positive impact of contextual teaching and learning in mathematics on students' mathematical competence in derivatives and integrals, enhances students' conceptual understanding of derivatives, integrals, and contextual problem-solving competence.

Các tin mới hơn
Liên kết
×