English | Français   rss
Liên kết
Những nghiên cứu của các nhà khoa học Đại học Huế đóng góp vào phòng chống đại dịch COVID-19 trong năm 2020 (16-02-2021 20:12)
Góp ý

Vừa nỗ lực ứng phó để giảm thiểu tác động của đại dịch COVID-19 đến các hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế..., Đại học Huế vừa tích cực thể hiện trách nhiệm xã hội, đóng góp chung vào công tác phòng chống dịch. Bên cạnh những hoạt động như truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng, pha chế và tặng nước rửa tay sát khuẩn cho các tổ chức và người dân, hỗ trợ nhân lực có chuyên môn cho công tác phòng chống dịch của tỉnh Thừa Thiên Huế,... trong năm 2020 các nhà khoa học của Đại học Huế đã thực hiện, tham gia nhiều nghiên cứu và đã có nhiều công bố khoa học quốc tế liên quan đến COVID-19.

 

Trên các tạp chí khoa học thuộc các danh mục quốc tế uy tín như WoS, Scopus năm 2020, có thể tìm thấy ít nhất 15 công bố liên quan đến COVID-19 dưới đây của các nhà khoa học Đại học Huế.

 

PGS.TS. Nguyễn Thị Ái Nhung, GS.TS. Dương Tuấn Quang cùng nhóm tác giả thuộc Khoa Hóa của Trường ĐH Khoa học và Trường ĐH Sư phạm với các nghiên cứu về đánh giá khả năng ức chế virus SARS-CoV-2 của các hợp chất tự nhiên và tổng hợp sử dụng phương pháp mô phỏng:

* A density functional theory study on silver and bis-silver complexes with lighter tetrylene: Are silver and bis-silver carbenes candidates for SARS-CoV-2 inhibition Insight from molecular docking simulation. RSC Advances, 10 (51),  2020 (Tạp chí SCIE, Q1)

* Investigation into SARS-CoV-2 Resistance of Compounds in Garlic Essential Oil. ACS Omega, 5 (14), 2020  (Tạp chí SCIE, Q1)

* Evaluation of the Inhibitory Activities of COVID-19 of Melaleuca cajuputi Oil Using Docking Simulation. ChemistrySelect, 5 (21), 2020 (Tạp chí SCIE, Q2).

 

PGS.TS. Võ Văn Thắng và các cộng sự ở Khoa Y tế Công cộng, Trường ĐH Y Dược với các nghiên cứu điều tra và  đề xuất biện pháp phòng chống COVID-19 cho cộng đồng ở Việt Nam và các nước có thu nhập thấp và trung bình:

* Preventive behavior of Vietnamese people in response to the COVID-19 pandemic. PLoS ONE, 15(9), 2020 (Tạp chí SCIE, Q1).

* Mass masking as a way to contain COVID-19 and exit lockdown in low- and middle-income countries. Journal of Infection, 81 (3), 2020 (Tạp chí SCIE, Q1).

ThS. BS.Hoàng Phước Minh, Bộ môn Tai Mũi Họng, Trường ĐH Y Dược với nghiên cứu về các rối loạn chức năng khứu giác và vận động ở bệnh nhân COVID-19:

* Olfactory and gustatory dysfunctions in covid-19 patients: A systematic review and meta-analysis. Asian Pacific Journal of Allergy and Immunology, 38 (3), 2020 (Tạp chí Scopus, ESCI, Q3).

 

ThS.BS. Trần Quang Trung, Bộ môn Nội, Trường ĐH Y Dược là đồng tác giả của nghiên cứu về tác động toàn cầu của COVID-19 đối với các đơn vị nội soi tiêu hóa:

* The global impact of COVID-19 on gastrointestinal endoscopy units: An international survey of endoscopists. Arab Journal of Gastroenterology, 21 (3), 2020 (Tạp chí SCIE, Q3).

 

BS. Nguyễn Thị Phương Thảo ở Viện Đào tạo và Bồi dưỡng cán bộ quản lý y tế, Trường ĐH Y Dược tham gia cùng các đối tác Việt Nam và quốc tế trong nhiều nghiên cứu về hiểu biết sức khỏe, thái độ, hành vi,... của nhân viên y tế và các đối tượng liên quan đến COVID-19, làm cơ sở cho việc hỗ trợ phòng chống, điều trị:

* Impacts and interactions of COVID-19 response involvement, health-related behaviours, health literacy on anxiety, depression and health-related quality of life among healthcare workers: A cross-sectional study. BMJ Open, 10 (12), 2020 (Tạp chí SCIE, Q1).

* Determinants of Health Literacy and Its Associations With Health-Related Behaviors, Depression Among the Older People With and Without Suspected COVID-19 Symptoms: A Multi-Institutional Study. Frontiers in Public Health, 8, 2020 (Tạp chí SCIE, Q2).

* Healthy Dietary Intake Behavior Potentially Modifies the Negative Effect of COVID-19 Lockdown on Depression: A Hospital and Health Center Survey. Frontiers in Nutrition, 7, 2020 (Tạp chí SCIE, Q1).

* Health literacy and preventive behaviors modify the association between pre-existing health conditions and suspected covid-19 symptoms: A multi-institutional survey. International Journal of Environmental Research and Public Health, 17 (22), 2020 (Tạp chí SCIE, Q2)..

* Health literacy, ehealth literacy, adherence to infection prevention and control procedures, lifestyle changes, and suspected COVID-19 symptoms among health care workers during lockdown: online survey. Journal of Medical Internet Research, 22 (11), 2020 (Tạp chí SCIE, Q1).

* Digital healthy diet literacy and self-perceived eating behavior change during COVID-19 pandemic among undergraduate nursing and medical students: A rapid online survey. International Journal of Environmental Research and Public Health, 17 (19),  1-13 (Tạp chí SCIE, Q2).

* Fear of COVID-19 scale - associations of its scores with health literacy and health-related behaviors among medical students. International Journal of Environmental Research and Public Health, 17 (11), 2020 (Tạp chí SCIE, Q2)..

* People with Suspected COVID-19 Symptoms Were More Likely Depressed and Had Lower Health-Related Quality of Life: The Potential Benefit of Health Literacy. Journal of Clinical Medicine, 9(4), 2020 (Tạp chí SCIE, Q1).

 

Hầu hết các tạp chí mà các nhà khoa học Đại học Huế đã công bố kết quả nghiên cứu đều là những tạp chí chuyên ngành uy tín, có thứ hạng cao trong lĩnh vực chuyên môn.

 

Mẫu robot phục vụ phòng chống dịch COVID-19 do Khoa Kỹ thuật và Công nghệ chế tạo

 

Bên cạnh đó, trong số các đề tài KH&CN cấp Bộ thực hiện từ năm 2021 của Đại học Huế đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt vào tháng 11/2020, có 02 đề tài liên quan đến COVID-19:

* Đề tài “Nghiên cứu sàng lọc các hợp chất tự nhiên, phức chất có hoạt tính kháng khuẩn và ức chế virus bằng tính toán hoá lượng tử kết hợp với các kỹ thuật mô phỏng hiện đại” do PGS.TS. Nguyễn Thị Ái Nhung (Trường ĐH Khoa học) làm chủ nhiệm.

* Đề tài “Nghiên cứu biểu hiện protein N và protein S của SARS-CoV-2 trong nấm men Pichia pastoris và cây thuốc lá Nicotiana benthamiana” do TS. Nguyễn Ngọc Lương (Trường ĐH Khoa học) làm chủ nhiệm..

 

Ngoài ra, ngay từ khi dịch bùng phát đợt đầu tiên, Đại học Huế đã phê duyệt nhiệm vụ KH&CN đột xuất cấp Đại học Huế Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy bóp bóng trợ thở tự động phục vụ điều trị bệnh nhân hô hấp trong bối cảnh dịch COVID-19” do TS. Vũ Văn Hải (Khoa Chăn nuôi-Thúy y, Trường ĐH Nông Lâm) làm chủ nhiệm. Hiện sản phẩm của đề tài đang được nộp hồ sơ đăng ký bảo hộ sáng chế ở Cục Sở hữu Trí tuệ.

 

Được biết, những ngày cuối năm 2020, các giảng viên trẻ của Khoa Kỹ thuật và Công nghệ cũng đã chế tạo thành công phiên bản 1 robot với các chức năng đo thân nhiệt, phát hiện và nhắc nhở mang khẩu trang, cung cấp tự động nước rửa tay sát khuẩn... Robot đang được hoàn thiện và nâng cấp thêm một số chức năng để có thể đưa vào sử dụng.

 

Có thể nói, đứng trước mối đe dọa của đại dịch, các nhà khoa học Đại học Huế đã thể hiện vai trò và trách nhiệm, sớm vào cuộc cùng với đồng nghiệp, ngành y tế và cộng đồng chung sức phòng chống. Những kết quả nghiên cứu đầu tiên sau một năm của các nhà khoa học Đại học Huế là rất đáng khích lệ.

 

P.K.L

Liên kết
×