English | Français   rss
Liên kết
Đại học Huế huy động và tập trung nguồn lực tạo ra các sản phẩm KHCN mũi nhọn, đặc trưng dựa vào thế mạnh riêng có (18-05-2021 09:37)
Góp ý

Với mục tiêu xây dựng Đại học Huế trở thành Đại học Quốc gia theo định hướng đại học nghiên cứu, đại học thông minh; góp phần quan trọng xây dựng tỉnh Thừa Thiên Huế thành trung tâm lớn của cả nước về khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao, Đại học Huế đã và đang huy động và tập trung nguồn lực tạo ra các sản phẩm KHCN mũi nhọn, đặc trưng dựa vào thế mạnh riêng có để tạo dựng thương hiệu của Đại học Huế.

 

Đại học Huế phát triển các nghiên cứu liên ngành hướng đến giải quyết những vấn đề lớn của quốc gia và khu vực về KHCN. Ngoài việc tăng cường các xuất bản các công trình KHCN ở tầm quốc tế có uy tín, các NCKH tập trung tạo ra sản phẩm KHCN có khả năng ứng dụng cao vào thực tiễn, có khả năng thương mại hóa mạnh, có nhiều sản phẩm đăng ký sở hữu trí tuệ. Ứng dụng rộng rãi AI trong hoạt động quản trị nói chung, trong KHCN và đổi mới sáng tạo một cách thiết thực và hiệu quả.

 

Giai đoạn 5 năm 2021-2025, Đại học Huế xác định mục tiêu đào tạo, nâng cao năng lực, kỹ năng đội ngũ cán bộ quản lý KHCN xứng tầm với yêu cầu của Đại học nghiên cứu, Đại học thông minh; đầu tư mạnh vào các cơ sở thực hành, thí nghiệm của các đơn vị thành viên, đặc biệt là viện CNSH theo hướng hiện đại, thông minh; xây dựng các chương trình NCKH liên ngành trên cơ sở thế mạnh của ĐHH như: Công nghệ sinh học, Y dược, Nông nghiệp công nghệ cao, Khoa học xã hội nhân văn, các nghiên cứu cơ bản thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên. Phấn đấu tăng nguồn thu từ các hoạt động nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ trong tổng các nguồn thu của Đại học Huế; đẩy mạnh đăng ký quyền sở hữu trí tuệ, sản phẩm có thương hiệu, có khả năng thương mại hóa cao; xây dựng và vận hành tốt mô hình doanh nghiệp KHCN tại Đại học Huế và kết nối chi nhánh tại các đơn vị thành viên theo mô hình HU Holdings và branch Mus-HUHoldings tạo thuận lợi cho việc hỗ trợ các hoạt động chuyển giao khoa học công nghệ theo nhu cầu thị trường, phát triển thị trường khoa học và công nghệ; xây dụng quĩ phát triển KHCN của ĐHH.

 

PGS.TS. Nguyễn Quang Linh, Giám đốc Đại học Huế tặng hoa chúc mừng lãnh đạo và chuyên viên Ban KHCN&QHQT Đại học Huế nhân ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Năm nay, trong bối cảnh phòng chống dịch bênh COVID -19, các hoạt động chào mừng Ngày KH&CN Việt Nam năm 2021 (18/5) tại Đại học Huế được tổ chức ý nghĩa, thiết thực, tiết kiệm, hiệu quả, ứng dụng công nghệ thông tin để kết nối, lan tỏa các hoạt động chào mừng Ngày KH&CN Việt Nam năm 2021 ở các đơn vị thành viên và trực thuộc. Nhân dịp này, Giám đốc Đại học Huế đã có quyết định khen thưởng cho 4 nhóm tác giả thuộc Đại học Huế có sản phẩm đã được cấp bằng sở hữu trí tuệ trong 3 năm 2019 - 2021.

 

Nhiệm vụ KH&CN chủ yếu 5 năm 2021-2025

  • Tăng cường hỗ trợ cho nhóm nghiên cứu mạnh và các hoạt động khởi nghiệp sáng tạo; tìm kiếm được đề tài có tiềm năng và có năng lực để thương mại hóa sản phẩm khoa học và công nghệ, đẩy sản phẩm nghiên cứu ra thị trường.
  • Đầu tư, thúc đẩy các nhóm nghiên cứu mạnh hoạt động có hiệu quả, cam kết sản phẩm nghiên cứu có khả năng chuyển giao công nghệ và thương mại hóa, công bố quốc tế; phấn đấu mỗi nhóm nghiên cứu mạnh gắn với 01-02 chương trình Quốc gia hoặc chương trình cấp Bộ. Đẩy mạnh hợp tác nghiên cứu khoa học với các tỉnh thành trong nước và với các nước trong khu vực, trên thế giới, phấn đấu có các chương trình hợp tác nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ với tất cả các tỉnh khu vực miền Trung, Tây Nguyên.
  • Tiếp tục xây dựng Tạp chí Khoa học Đại học Huế hội nhập hệ thống tạp chí khoa học quốc tế, phấn đấu trong có 2-3 chuyên san có mặt trong hệ thống ACI (Asean Citation Index), và có chuyên san có mặt trong danh mục SCOPUS. Xây dựng Quỹ phát triển khoa học công nghệ Đại học Huế.
  • Phát triển Viện Công nghệ sinh học Đại học Huế thành một trung tâm công nghệ sinh học cấp quốc gia tại miền Trung có cơ sở vật chất hiện đại, đồng bộ, nhân lực đủ khả năng tiếp thu, làm chủ, tiến tới sáng tạo các công nghệ nền của công nghệ sinh học, có khả năng giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu cơ bản và chuyển giao công nghệ đáp ứng nhu cầu xã hội.
  • Tiếp tục xây dựng các chương trình liên kết đào tạo quốc tế, ưu tiên đề án đào tạo liên kết với các đại học Lào và Myanmar, Campuchia. Đẩy mạnh các chương trình hợp tác với các nước Nhật Bản, Hàn Quốc. Thúc đẩy phối hợp với các đối tác châu Âu thông qua dự án nâng cao năng lực của khối Cộng đồng chung Châu Âu để phát triển các chương trình hợp tác nghiên cứu giữa Đại học Huế và các đại học về kỹ thuật - công nghệ

 

PV

Liên kết
×