English | Français   rss
Liên kết
Viện Tài nguyên & Môi trường: CFR lọt tóp các dự án tiêu biểu do IKI hỗ trợ (01-06-2021 17:11)
Góp ý

Dự án CFR (Ecosystem-based adaptation on the northern central coast of Vietnam – Thích ứng dựa vào hệ sinh thái vùng duyên hải Bắc Trung bộ Việt Nam) do Viện Tài nguyên & Môi trường Đại học Huế thực hiện là một trong những dự án được Tổ chức Sáng kiến Khí hậu quốc tế (IKI) của Chính phủ Đức đánh giá là dự án tiêu biểu về phục hồi hệ sinh thái. Được thực hiện từ năm 2018 đến nay, dự án đã đạt được những kết quả đáng kể, cùng với cộng đồng khôi phục các cồn cát và rừng ngập mặn ở các địa phương thí điểm tại miền Trung, nơi chịu tác động mạnh mẽ của biến đổi khí hậu, nạn phá rừng và các hiện tượng thời tiết cực đoan ngày càng trở nên thường xuyên.

 

 

IKI - phục hồi các hệ sinh thái

 

Chỉ còn vài tuần nữa là đến Thập kỷ mới của Liên hợp quốc về phục hồi hệ sinh thái chính thức bắt đầu vào ngày 5 tháng 6 trong khuôn khổ Ngày Môi trường Thế giới năm 2021. Thập kỷ mới này được xây dựng dựa trên Thập kỷ của Liên hợp quốc về Đa dạng sinh học từ năm 2011 đến năm 2020.

 

Trong phiên họp vào ngày 1/3/2019, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua một nghị quyết mang tính lịch sử, tuyên bố giai đoạn 2021-2030 là Thập kỷ của Liên hợp quốc vềphục hồi hệ sinh thái. Thập kỷ này đã giành được sự ủng hộ của hơn 70 quốc gia, cũng như một số lượng lớn các tổ chức quốc tế quan trọng (bao gồm UNEP, FAO và IUCN) và các sáng kiến toàn cầu. Theo đó, mỗi chúng ta đều có thể đóng góp một phần vào việc tạo ra sự khác biệt cho sáng kiến này và đều được kêu gọi tham gia.

 

Thập kỷ Liên hợp quốc có mục tiêu tăng cường sự công nhận rộng rãi của công chúng đối với các hệ sinh thái lành mạnh đối với xã hội trên toàn thế giới. Từ đó thổi luồng sinh khí mới vào các biện pháp được thiết kế để phục hồi các hệ sinh thái đã bị suy thoái hoặc bị phá hủy. Sáng kiến góp phần thúc đẩy hơn nữa các mục tiêu của ba Công ước Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC), đa dạng sinh học (CBD) và sa mạc hóa (UNCCD), cũng như các Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDGs). Thập kỷ xây dựng dựa trên kinh nghiệm quý giá thu được từ Thử thách Bonn: khôi phục 350 triệu ha rừng vào năm 2030.

 

Hệ sinh thái nguyên vẹn - giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu, đa dạng sinh học

 

Thập kỷ LHQ không chỉ nhắm đến khôi phục các hệ sinh thái rừng mà bao gồm cả các hệ sinh thái trên cạn và dưới nước khác. Chúng bao gồm các hệ sinh thái đồng cỏ và thảo nguyên, nước ngọt, hệ sinh thái ven biển và biển, vùng đất than bùn, cảnh quan núi cao và nông nghiệp, và các vùng đô thị.

 

Tất cả các hệ sinh thái đa dạng này cung cấp môi trường sống cho các loài động thực vật, đồng thời cung cấp cho cộng đồng con người một loạt các dịch vụ hệ sinh thái thiết yếu, bao gồm đất màu mỡ, thực phẩm, hấp thụ carbon, sản xuất oxy và nước sạch. Tuy nhiên, lối sống và cách tiêu dùng của con người chúng ta đã gây ra những thiệt hại không thể lường trước được đối với những môi trường sống độc đáo này và các chức năng sống của chúng - một hệ sinh thái đang ngày càng bị suy kiệt và có nguy cơ bị mất đi hoàn toàn. Tuy nhiên, vẫn chưa quá muộn để ngăn chặn quá trình này và đảo ngược nó bằng cách thay đổi nhận thức và các giá trị cơ bản của chúng ta.

 

Việc phục hồi các hệ sinh thái đang bị suy thoái giúp củng cố các dịch vụ hệ sinh thái chính như lưu trữ carbon trong sinh khối hoặc điều tiết trữ lượng nước; tăng cường khả năng thích ứng vàchống chịu của các quần thể sinh vật phụ thuộc vào các hệ sinh thái này trước tác động của biến đổi khí hậu. Cách tiếp cận tổng hợp đa ngành giúp giải quyết các mục tiêu toàn cầu như bảo tồn đa dạng sinh học, cung cấp nước bền vững, bảo vệ chống lại rủi ro khí hậu và đảm bảo an ninh lương thực.

 

Bảo vệ và phục hồi các hệ sinh thái do IKI hỗ trợ từ năm 2008

 

Vào năm 2019, một dự án chung quy mô lớn do GIZ đứng đầu, là một phần của một tổ hợp bao gồm AUDA-NEPAD, WWF, FAO, IUCN, WRI và Nhóm Ngân hàng Thế giới, đã bắt đầu tiến hành phục hồi quy mô lớn các cảnh quan rừng ở Châu Phi như một phần của sáng kiến AFR100 khu vực. Trong khuôn khổ trung hạn, dự án sẽ giúp cải thiện sinh kế của người dân nông thôn ở bốn quốc gia đối tác là Cameroon, Kenya, Malawi và Rwanda, với các dịch vụ hệ sinh thái được cải thiện và sử dụng đất bền vững cũng như gia tăng sự lựa chọn các nguồn thu nhập thay thế. Nhờ sự hợp tác với các sáng kiến quốc tế như Bonn Challenge, dự án sẽ giúp biến việc phục hồi cảnh quan rừng thành một phong trào thực sự trên toàn châu lục.

 

Một dự án IKI khác với trọng tâm toàn cầu là việc thành lập Quỹ Hạt giống đang được thực hiện bởi Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP), Trường Quản lý và Tài chính Frankfurt, Chính phủ Đức và Đại công quốc Luxembourg. Dự án này nhằm tăng tỷ lệ đầu tư tư nhân vào việc phục hồi cảnh quan rừng, hướng tới thích ứng với tác động của biến đổi khí hậu, bảo tồn đa dạng sinh học và bảo vệ bền vững sinh kế.

 

Kể từ năm 2017, các ý tưởng của Thập kỷ LHQ cũng đã được hỗ trợ thông qua dự án IKI ‘Phục hồi cảnh quan rừng ở Trung Mỹ và Cộng hòa Dominica và thực hiện Quỹ Phát triển Xanh cho Trung Mỹ (REDD+ Landscape II)’. BMU và Liên minh Châu Âu đang tài trợ cho dự án lớn này. Quỹ Phát triển Xanh đang tài trợ cho việc phục hồi các hệ sinh thái rừng ở một số nước Trung Mỹ như một cơ chế khu vực để thực hiện các mục tiêu của Thập kỷ Liên hợp quốc.

 

Hoàn thành vào năm 2020, một dự án ở Kalimantan do Fairventures Worldwide GmbH thực hiện đã hỗ trợ thành công việc phục hồi cảnh quan bị suy thoái bằng các loài cây bản địa. Việc trồng cây họ đậu Paraserianthes falcataria có khả năng cố định đạm giúp cải thiện chất lượng đất, qua đó thể hiện hình thức sử dụng đất đa lợi ích.Dự án đã hợp tác với các công ty chế biến gỗ trên đảo Java giúp phát triển các sản phẩm từ gỗ nhẹ. Điều này không chỉ tăng cường khả năng chống chịu của các hệ sinh thái bị suy thoái mà còn cải thiện tình hình kinh tế của người dân nông thôn.

 

IKI trong thập niên Liên hiệp quốc 2021–2030

 

Trong những năm tới, IKI sẽ tiếp tục các dự án mới và triển vọng trong đa dạng lĩnh vực mà IKI đã và sẽ tài trợ, với mục tiêu thực hiện Thập kỷ mới của Liên hợp quốc. Ví dụ về các hoạt động hiện đang ở giai đoạn chuẩn bị bao gồm: hai dự án toàn cầu mới nhằm hỗ trợ khôi phục các hệ sinh thái với CIFOR và GIZ, một dự án chung với WWF với mục đích bảo vệ và phục hồi các hệ sinh thái đồng cỏ và thảo nguyên ở Mỹ Latinh. 

 

Các dự án tiêu biểu đang được IKI hỗ trợ trên toàn thế giới:

- Piloting Multiple-Benefit Investment Packages through forest/landscape restoration and REDD+ in Rwanda for scaling up in Africa – Thí điểm các Gói đầu tư đa lợi ích thông qua phục hồi rừng / cảnh quan và REDD+ ở Rwanda từ đó mở rộng quy mô ở Châu Phi

- Ecosystem-based adaptation on the northern central coast of Vietnam – Thích ứng dựa vào hệ sinh thái vùng duyên hải Bắc Trung bộ Việt Nam (Do Viện Tài nguyên và Môi trường Đại học Huế thực hiện)

- Cooperation with the private sector as a instrument for socially acceptable restoration of near-natural forests - Hợp tác với khu vực tư nhân - một công cụ giúp xã hội chấp nhận phục hồi các khu rừng gần tự nhiên

- Large-scale Forest Landscape Restoration in Africa – Phục hồi cảnh quan rừng quy mô lớn ở châu Phi

- Restoring degraded coffee landscapes in Ethiopia – Phục hồi cảnh quan vùng trồng cà phê bị suy thoái tại Ethiopia

 

The Paris Agreement in action:Upscaling forest and landscape restoration to achieve nationally determined contributions – Hành động thoả thuận Paris: Mở rộng phục hồi cảnh quan rừng để hoàn thành các đóng góp đã xác định của các quốc gia.

- Initiative 20 by 20 – Sáng kiến 20 by 20

- Monitoring of forest and landscape restoration at national and local levels - Giám sát rừng và phục hồi cảnh quan cấp quốc gia và cấp địa phương

- Cooperation from PPPs against deforestation in Vietnam - Hợp tác PPP giảm thiểu phá rừng tại Việt Nam

- Forest Landscape Restoration with PPPs in Asia - Phục hồi cảnh quan rừng thông qua PPP tại Châu Á

- The Bonn Challenge Barometer of Progress

 

Trạng thái thực hiện / kết quả của CFR: 

  • Trong năm 2018, đã ký hợp đồng với 4 vườn ươm sản xuất cây giống. Có 580.000 cây giống của 14 loài cây bản địa đã được sản xuất
  • Khoảng 500ha diện tích thí điểm tiềm năng trong các hệ sinh thái cồn cát ven biển đã được xác định
  • 320ha rừng đã được trồng thử nghiệm cây bản địa vùng cát tại ba tỉnh dự án ở Bắc Trung Bộ với sự tham gia cộng đồng địa phương vào năm 2019. Viện Tài nguyên và Môi trường Đại học Huế (IREN) và cộng đồng địa phương đồng giám sát rừng trồng. Tỷ lệ sống đạt khoảng 90%, ngoài mong đợi
  • Năm 2020, 130 ha khác đã được trồng tại ba tỉnh thí điểm (Thừa Thiên Huế, Quảng Trị và Quảng Bình), 50 ha rừng ngập mặn được quy hoạch và trồng mới.
  • Các hoạt động trồng rừng đã được phát sóng nhiều lần trên các kênh truyền hình quốc gia (xem liên kết). Cùng với đài truyền hình,nhóm thực hiện hướng tới sản xuất phim tài liệu về dự án.
  • Từ các thành quả của dự án, nhiều cộng đồng và chính quyền địa phương trong vùng thực hiện dự án đang yêu cầu thêm các khu vực thí điểm, đào tạo trồng và quản lý và cây giống (hiện dự án là đơn vị duy nhất thí nghiệm và thực hành sản xuất cây giống bản địa vùng cát)
  • Hợp tác với Đại học Kỹ thuật Cologne (có 2 luận văn Thạc sĩ về giám sát và đa dạng sinh học) được kết nối trong khuôn khổ dự án.

 

Một số hình ảnh hoạt động của dự án: 

 

Hoạt động của dự án tại tỉnh Quảng Bình

 

Hoạt động của dự án tại tỉnh Quảng Trị

Hoạt động của Dự án tại tỉnh Thừa Thiên Huế

 

Thanh Hiền dịch. Ảnh: Anh Tuấn

Các tin đã đăng
Liên kết
×