English | Français   rss
Liên kết
Bác Hồ và Báo Việt Nam Độc lập (20-06-2007 17:35)
Góp ý
Sau ba mươi năm bôn ba khắp bốn biển năm châu tìm đường cứu nước (kể từ năm 1911), mùa xuân năm 1941, Bác Hồ đã trở về Tổ Quốc để trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng giải phóng dân tộc. Tháng 5-1941, sau khi thành lập Mặt trận Việt Minh để tập hợp lực lượng nhân dân đứng lên đánh đuổi thực dân Pháp, giành độc lập cho dân tộc, Bác Hồ đã cho xuất bản một tờ báo lấy tên là Việt Nam Độc lập, gọi tắt là Việt lập. Báo Việt Nam Độc lập (VNĐL) là cơ quan tuyên truyền của Việt Minh Cao-Bắc-Lạng do Bác Hồ sáng lập và trực tiếp chỉ đạo, số đầu tiên đánh số(101) ra mắt ngày 1-8-1941, tại khu rừng Khuổi Nậm (Pác Bó-Cao Bằng).
<body>

Mặc dù rất bận rộn với trăm công nghìn việc lãnh đạo phong trào cách mạng còn non trẻ, Bác Hồ vẫn dành sự quan tâm đặc biệt đối với báo VNĐL. Người đã trực tiếp duyệt bài, viết bài, vẽ tranh minh hoạ, đôi khi Bác làm cả nhiệm vụ lấy tin, lăn lộn cùng anh em toà soạn in báo...Tính đến ngày 30-9-1945, báo VNĐL ra đời được 129 số. Từ tháng 8-1942 đến tháng 5-1945, báo VNĐL do đồng chí Phạm Văn Đồng trực tiếp phụ trách.
Trong số báo ra mắt đầu tiên, Bác Hồ đã có bài ca "Khuyên đồng bào mua báo Việt Nam Độc Lập". Viết theo thể song thất lục bát tự do, dài hơn 20 câu. Trong đó Bác đã chỉ rõ:

"Đế quốc Pháp thật là ác nghiệp

Làm dân ta như điếc, như mù

Làm dân ta dở dại, dở ngu

Biết gì việc nước, biết đâu việc đời"

Và nhiệm vụ của báo VNĐL là phải làm cho nhân dân ta mở mắt, mở tai, biết đó, biết đây, ở trong việc nước, ở ngoài thế gian, biết kết đoàn tổ chức, biết sức lực của ta, biết chuyện gần, chuyện xa, biết nước non ta là gì?.  Kết thúc bài thơ là lời khuyên:

"Ai không chịu ngu si mù tối

ắt phi xem báo ấy mới yên

Giúp cho báo ấy vững bền

Càng ngày càng lớn, càng truyền khắp nơi..."

Trong bài xã luận của VNĐL số ra ngày 9-8-1941, Bác đã tiếp tục phân tích, chỉ rõ: "Tây cốt làm cho dân ta ngu, làm cho dân ta hèn. Ngu thì phải hèn. Ta ngu hèn thì nó dễ trị, dễ ăn hiếp, dễ bóc lột". Và nhiệm vụ của: "Báo Việt Nam Độc Lập cốt làm cho nhân dân ta hết ngu hèn, biết các việc, biết đoàn kết, đánh Tây, đánh Nhật, làm cho Việt Nam độc lập, bình đẳng, tự do".

Không chỉ viết bài chính luận thể hiện quan điểm lập trường và mục đích tôn chỉ hoạt động của báo mà Bác còn sáng tác nhiều thơ ca, vẽ nhiều tranh minh hoạ hấp dẫn, sinh động, tuyên truyền cổ động cho báo VNĐL và chủ trương đường lối của Mặt trận Việt Minh.

Trên báo VNĐL số 103 (số 3) ra ngày 21-8-1941, đã đăng bức tranh cổ động báo của Bác Hồ. Có thể xem ký hoạ này như là một nghệ thuật thư hoạ độc đáo của Người . Bác đã sử dụng ngay số nét của bốn chữ trên tờ báo (VNĐL) để vẽ thành một thanh niên Việt Nam cường tráng, đầu đội nón (dấu của chữ Ô) tay cầm cờ đỏ sao vàng, miệng thổi kèn loa (chữ Đ được viết hoa cách điệu thành cái kèn), cổ động đồng bào cùng nhau đứng lên "cứu nước Nam ta"; kèm theo bài thơ phụ đề ở dưới:

"Việt Nam độc lập thổi kèn loa

Kêu gọi dân ta trẻ lẫn già

Đoàn kết vững bền như khối sắt

Để cùng nhau cứu nước Nam ta"

Báo VNĐL còn đăng nhiều thơ ca tuyên truyền vận động quần chúng của Bác nhưng không ký tên. Như bài ca:

    "Việt Nam độc lập đồng minh

Có bản chương trình đánh Nhật-Tây

    Quyết làm cho nước non này

Cờ treo độc lập, nền xây hoà bình

    Làm cho con cháu Rồng Tiên

Dân ta giữ lấy lợi quyền của ta".

            (Mười chính sách của Việt Minh).

Và nhiều bài ca khác đã có ảnh hưởng tác động rất lớn trong quốc dân đồng bào lúc bấy giờ như:

    Ca dân cày:

    " Muốn phá hết việc bất bình

Dân cày phi kiếm Việt Minh mà vào

    Để cùng toàn quốc đồng bào

Đánh Pháp-Nhật gây phong trào tự do"

    Ca công nhân:

    "Cùng nhau vào hội Việt Minh

Ra tay tranh đấu hy sinh mới là

    Bao giờ khôi phục nước nhà

Của ta ta giữ, công ta ta cầm"

    Ca binh lính:

            Trong tay đã sẵn súng rồi

Quyết tâm đánh Nhật, đánh Tây mới đành

            Tiếng thơm sẽ tạc sử xanh

"Việt binh cứu quốc!" Rạng danh muôn đời...".

    Ca phụ nữ:

    "Việt Nam phụ nữ đời đời

Nhiều người vì nước, vì nòi hy sinh

    Ngàn thu vang tiếng Bà Trưng

Ra tay cứu nước, cứu dân đến cùng!"

    Kêu gọi thiếu nhi:

    "Người lớn cứu nước đã đành

Trẻ em cũng góp phần mình một tay

    Bao giờ đuổi hết Nhật-Tây

Trẻ em ta sẽ là bầy con cưng"...

Và rất nhiều thơ ca tuyên truyền có giá trị khác như: Ca sợi chỉ, Hòn đá to, Con cáo tổ ong, Nhóm lửa, Thơ gửi vợ chồng đi làm cách mạng...Về hoàn cảnh ra đời những bài ca này, trong tập hồi kí :"Uống nước nhớ nguồn" (nhiều tác giả) đã viết: "Để giúp chúng tôi dễ nhớ phương hướng, nội dung tuyên truyền, Bác làm một tập thơ 30 bài. Mỗi bài nhằm tuyên truyền một đối tượng. Chúng tôi đi tuyên truyền đối tượng nào, phi học thuộc lòng bài nói về đối tượng ấy. Bác cấm ngặt mang tài liệu trong người, vì tài liệu lọt vào tay địch thì sẽ gây rất nhiều phiền phức cho tổ chức, mà người mang tài liệu có khi còn bị chúng chặt đầu ngay tại chỗ. Bác khuyến khích chúng tôi học thuộc lòng càng nhiều càng tốt, ai thuộc cả 30 bài thì được Bác thưởng.Trong đó có cả bài động viên những người vợ có chồng đi làm cách mạng."

....

        Anh nguyên có tội tình gì?

Mà nay cũng phi bắt đi ở tù?

        Vì anh muốn chống kẻ thù

Vì anh lo nước mất, dân ngu nòi hèn

        Vì anh tranh đấu mấy phen

Vì anh mong gii phóng cho cháu Tiên, con Rồng


        Em xin anh chớ phiền lòng

Em tuy hèn yếu cũng đấu tranh đến cùng

        Đoàn thể ta có ức triệu người

Ra tay chèo chống cuộc đời nước ta

        Mai sau anh trở lại nhà

Ánh trăng càng tỏ màu hoa càng nồng!

Hơn sáu mươi năm đã trôi qua, ngày nay đọc lại những bài ca này của Bác được viết ra trong những tháng ngày đất nước còn nô lệ, chúng ta càng thấm thía hơn nghệ thuật tuyên truyền của Người. Những bài ca trên đây được Bác "xuất khẩu thành thi" bằng khẩu ngữ dân gian, nhưng đã có ý nghĩa cổ vũ rất lớn đối với các tầng lớp nhân dân, thôi thúc họ xông ra hành động, muốn đứng lên làm một điều gì đó vì nghĩa lớn của dân tộc.

        Hỡi ai con cháu Rồng Tiên!
Mau mau đoàn kết vững bền cùng nhau
        Bất kì nam nữ nghèo giàu
Bất kì già trẻ cùng nhau kết đoàn
        Người giúp sức,kẻ giúp tiền
Cùng nhau giành lấy lợi quyền của ta
        Trên vì nước,dưới vì nhà
Âý là sự nghiệp, ấy là công danh
        Dân ta có Hội Việt Minh
Đủ tài lãnh đạo chúng mình đấu tranh
        Mai sau sự nghiệp hoàn thành
Rõ tên nước Việt, rạng danh Lạc Hồng
        Dân ta xin nhớ chữ đồng
Đồng tình,đồng sức, đồng lòng, đồng minh!
                                        (Lịch sử nước ta-1942)

Báo VNĐL ra đời vào giai đoạn tiền khởi nghĩa, hoạt động trong điều kiện hạn chế, thiếu thốn mọi bề. Song nhờ sự chăm sóc chu đáo và trực tiếp chỉ đạo của Bác Hồ - người đã từng trải, lăn lộn trên nhiều diễn đàn báo chí quốc tế, cùng với sự cộng tác đầy nhiệt tâm và tài năng của những người học trò trung thành và xuất sắc của Bác như các đồng chí Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp...nên báo Việt Nam Độc Lập đã có tiếng vang lớn, có ảnh hưởng khắp cả nước, góp phần có ý nghĩa vào sự nghiệp tuyên truyền vận động giải phóng dân tộc của nhân dân ta mà đỉnh cao là cuộc tổng khởi nghĩa Cách mạng Tháng Tám thắng lợi vẻ vang. Ngày 2-9-1945 tại quảng trường Ba Đình lịch sử, Bác Hồ đã đọc Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, mở ra một thời đại mới huy hoàng trong lịch sử nước ta.

Đánh giá vai trò lịch sử của tờ VNĐL do Bác Hồ sáng lập, Đại tướng Võ Nguyên Giáp - người cộng sự đắc lực của Bác Hồ trong giai đoạn lịch sử đáng ghi nhớ này đã viết: Gọi là ra báo nhưng chỉ là một phiến đá, một hộp mực. Tuy nhỏ bé, đơn giản, thế nhưng tác dụng của báo lại rất to lớn, tờ Việt Lập đã là người cán bộ tuyên truyền, tổ chức đấu tranh, gây ảnh hưởng cách mạng thật mau chóng.

Nguyễn Xuân Tùng

*Tài liệu tham khảo:

1.Tổng tập Văn học Việt Nam - tập 36;NXB Khoa học Xã hội;Hà Nội;1980.

2.Nhiều tác giả - Bác Hồ (Hồi kí); NXB Văn học; Hà Nội; 1980.

3.Nhiều tác giả - Uống nước nhớ nguồn (Hồi kí); NXB Quân đội Nhân dân; Hà Nội; 1973.

4.Hồ Chí Minh -Thơ; NXB Văn hóa Thông tin; Hà Nội; 1997.

5.Phạm Văn Đồng - Tuyển tập Văn học; NXB Văn học; Hà Nội; 1996.





 

</body>
Liên kết
×