English | Français   rss
Liên kết
Còn đó nhiều bất cập (29-04-2003 07:42)
Góp ý
Tư duy xử lý kết quả tuyển sinh đại học còn nhiều nghịch lý

Chủ trương "ba chung" (chung đề, chung đợt và xử lý kết quả chung) với các mục tiêu cụ thể trong cải cách thi tuyển vào đại học và cao đẳng (ĐH&CĐ) năm học 2002 -2003 của Chính phủ là hoàn toàn hợp lòng dân. Tuy nhiên, theo đánh giá của nhiều chuyên gia, 2 khâu chung đề chung đợt đã mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội rõ rệt, còn khâu xử lý kết quả chung vẫn còn khá nhiều lúng túng.

Theo các chuyên gia giáo dục, không phải đến bây giờ, việc thực hiện chủ trương "ba chung" ở nước ta đã từng làm từ đầu những năm 70 của thế kỷ trước. Mặc dù tình hình kinh tế - xã hội của những năm đó khác bây giờ, ảnh hưởng của chủ trương "ba chung" tới kỳ thi quốc gia chưa trở thành vấn đề phải cân nhắc kỹ lưỡng, song nếu nghiên cứu kỹ các giải pháp xử lý kết quả thi chung ở nước ta có thể thấy, kết quả thi của thí sinh vượt điểm ngưỡng (hiện nay gọi là điểm sàn xét tuyển) có thể được tuyển chọn ở các đợt khác nhau vào những trường ĐH&CĐ của cả nước. Trước đây, để đảm bảo công bằng, mỗi thí sinh chỉ cần nộp hồ sơ đăng ký (HSĐK) theo mẫu thống nhất, không phải đóng dấu của cơ quan nhà nước với lý do để chống gian lận. Hiện nay, tình trạng mỗi thí sinh có đến 3-4 hồ sơ đăng ký dự thi là không hiếm, dẫn đến tình trạng "hồ sơ ảo" (hồ sơ nộp mà không có người đến thi hoặc chỉ để giữ "chỗ" xét tuyển). Chưa bàn tới hồ sơ ảo lợi ai, thiệt ai, song tác hại của nạn hồ sơ ảo là làm nhiễu toàn bộ quá trình tuyển sinh, từ khi đi thi đến khi xử lý kết quả chung và xét tuyển, vì "thật giả lẫn lộn". Trong năm 2002, riêng xét tuyển đợt một có tới 712,146 hồ sơ ảo, xấp xỉ 46,3% so với tổng số 823.854 thí sinh dự thi. Điều này gây lãng phí 17 tỷ 466 triệu đồng. Sau khi đã hoàn thành tất cả các thủ tục chấm thi, để chọn thêm một chỉ tiêu, có nơi phải bán tới 40 triệu đồng HSĐK bổ sung. Nỗi lo thường trực của các trường hiện nay là sẽ có quá nhiều hồ sơ ảo, việc tổ chức địa điểm thi trở nên tốn kém, việc tuyển chọn sẽ kém chính xác...

Về điểm sàn, theo lý thuyết, khi xử lý kết quả chung, cần phải cân nhắc ít nhất hai nguyên tắc chính, đó là ai thi đạt điểm cao phải đỗ và chú ý tới nguyện vọng (NV) của thí sinh. Hai nguyên tắc này độc lập hay phụ thuộc nhau, cái nào chính, cái nào là phụ, thứ tự lựa chọn trước sau đều có vai trò hết sức quan trọng. Trong kỳ thi trước, theo số liệu thống kê của Trung tâm Công nghệ Thông tin (Bộ GD&ĐT), khi căn cứ kết quả điểm thi, điểm ưu tiên, số lượng dự thi là 713.352 thí sinh và chỉ tiêu tuyển chọn là 168.000 em, điểm sàn (tổng số tiền 3 môn) được xác định là 13 điểm. Con số này đáng ra là cơ sở để xác định điểm tuyển của các trường, song rất tiếc lại tìm ra sau khi xét tuyển, nên đã gây nhiều bất lợi cho thí sinh. Theo quy định, trước khi tìm ra điểm sàn, các trường tự tuyển 80% NV1 và 20% NV2 + NV3. Vì thế điểm tuyển của các trường nằm trong khoảng từ 6 đến 27 điểm, biên độ này là quá rộng, dẫn đến một thực tế là có thí sinh đạt bình quân trên 8 điểm/môn lại đỗ vào đại học. Đây là một nghịch lý lớn nhất trong kỳ thi vừa qua. Rất tiếc, Bộ GD&ĐT chưa có phương án khắc phục bất cập này trong kỳ thi năm nay.

Một bất cập khác nữa là về xử lý kết quả thi. Theo quy định, sau khi chấm thi, kết quả được gửi lên Bộ GD&ĐT, mỗi thí sinh có tên tuổi, mã số, điểm và điểm ưu tiên (nếu có). Vì vậy, không nhất thiết phải buộc các trường cấp thêm Giấy chứng nhận kết quả tuyển sinh đại học, kiêm phiếu đăng ký xét tuyển NV3 cho thí sinh. Bên cạnh đó, cũng không cần phải huy động Tổng công ty Bưu chính - Viễn thông tham gia vào việc chuyển hồ sơ đăng ký xét tuyển của thí sinh. Động tác này thực sự là thừa, đặc biệt là khi công tác cải cách hành chính "một cửa, một dấu" đang được các cơ quan nhà nước tiến hành mạnh mẽ để giảm phiền hà cho dân..../.

Báo Đầu Tư

Liên kết
×