Tin tức - Sự kiện
|
Vẫn phải nhấn mạnh tính công bằng
(29-04-2003 07:44)
Góp ý
Thi đại học, cao đẳng (ĐH, CĐ) là thi tuyển chọn, có sự cạnh tranh, nên phương án nào cũng phải đảm bảo hai yêu cầu cơ bản nhất là sự công bằng và nghiêm túc. Kỳ thi này là của Quốc gia, thì việc lựa chọn xưa nay được xem là phép nước. Chủ chương ba chung (chung đề, chung đợt và xử lý kết quả chung), mặc dù còn ý kiến khác nhau, nhưng có thể xem hai khâu chung đầu thực tế đã mang lại hiệu quả kinh tế xã hội rõ rệt.
Trái với hai khâu đầu, việc xử lý chung kết quả thi do Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) đề ra đã không thành công. Nguyên nhân cơ bản của việc lựa chọn kém chính xác do: 1. Chưa có phần mềm thống nhất: 2. Chưa tìm được "điểm sàn" kịp thời: 3. Quá nhiều hồ sơ ảo. Vậy cần tìm thuật toán nào để giải bài toán này khắc phục những bất cập kể trên, để tăng độ chính xác trong xử lý kết quả vì ý nghĩa kinh tế xã hội của nó? Rút kinh nghiệm và đề xuất phương án khả thi nhất trong kỳ thi ĐH&CĐ năm 2003-2004, trên cơ sở điều chỉnh các khâu bất hợp lý, Bộ GD-ĐT đã quyết định: 1. Mỗi thí sinh có ba nguyện vọng (NV) nhưng có hai cơ hội xét tuyển; 2. NV1 và NV2 được ghi ngay vào hồ sơ đăng ký dự thi; 3. NV3 chỉ thực hiện sau khi xét tuyển; 4. Việc thi do Bộ GD-ĐT, còn việc tuyển theo khối ngành sẽ do các trường đảm nhận. Chưa kể cái mất về vật chất (vẫn nhiều hồ sơ ảo), và sự thấp thỏm do sự chậm trễ quyết định của Bộ GD-ĐT so với mọi năm, phương án tuyển sinh năm nay có hai cái "mới". 1/ Tuyển sinh theo khối ngành có khác năm ngoái là tuyển theo ngành sẽ làm giảm sự phức tạp ở khâu xét tuyển. Nhưng bao nhiêu khối ngành trong hệ thống ĐH&CĐ nước ta hiện nay sau nhiều năm phải đổi mới mã ngành mà công luận gọi là "viết lại gia phả" hệ đại học và sau đại học? Trước đây ta có 7 khối ngành, hiện nay Bộ GD-ĐT đề nghị 13 khối ngành, còn các trường đại học lớn lại kiến nghị là 16. Vậy phải theo phương án phân chia 7, 13 hay 16? Chưa hề có sự thống nhất. 2/ Phần mềm năm ngoái mỗi trường làm một phách, nên với trăm máy tính hiện đại, do đội ngũ chuyên viên điều khiển vẫn phải bó tay. Việc đổi mới phần mềm năm nay, phải chăng bài toán xử lý cho máy tính chưa được nêu rõ ràng cụ thể, hay do thiếu thực tiễn, nên những ngày tập huấn cho các trường đại học của cả nước, ta lại buộc phải tuyên bố: quay lại "phần mềm" của năm ngoái? Việc thay đổi đi đổi lại như vậy liệu có gì đảm bảo? Việc xử lý chung kết quả ở tầm vĩ mô đòi hỏi ít nhất hai tiêu chí cơ bản: 1. Ai đạt điểm cao phải đỗ; 2. Đảm bảo NV của thí sinh. Nhận thức rõ vấn đề này đang là một thách thức lớn, đòi hỏi trí tuệ quốc gia và trách nhiệm phải cân nhắc kỹ nhiều mặt để hạn chế lãng phí, tâm lý bất ổn của xã hội, để đạt được mục tiêu công bằng và nghiêm túc. Việc định ra điểm sàn là con số 13 không kịp thời lúc xét tuyển trong kỳ thi (2002 - 2003) đã gây nhiều bất lợi cho thí sinh. Xin lưu ý, con số 13 là sự ước đoán thống kê chứ không nên hiểu như con số toán học 100%. Phổ điểm chuẩn đỗ vào ĐH&CĐ thực tế nằm trong khoảng từ 6 đến 27 điểm. Điều này có nghĩa những thí sinh đạt bình quân trên 8 điểm/môn vẫn có thể đỗ vào đại học. Nghịch lý nhất trong kỳ thi vừa qua, trên phương diện thông tin đại chúng có nhận xét: đã có 296.115 thí sinh lẽ ra phải trượt thật (vì dưới điểm sàn 13), nhưng đã có cơ may thành đỗ (vì điểm sàn là 6). Khoảng một nửa số lượng 347.484 thí sinh đáng lẽ ra có thể được đỗ thật (nếu lấy điểm sàn 13) nhưng rất tiếc lại bị trượt oan. Thống kê đó cho thấy sự công bằng và đạo lý của kỳ thi ĐH&CĐ năm 2002 đã bị đảo lộn nghiêm trọng. Trong kỳ thi vào ĐH&CĐ năm 2002 - 2003 việc để các trường tự tuyển 80% NV1 và 20% (NV2 + NV3) khi chưa có điểm sàn phản ánh tư duy chỉ đạo theo quy trình không thuận (là nghịch). Rất tiếc, tư duy này không hề được khắc phục, liệu kỳ thi này có rơi vào vết xe đổ? Bỏ điểm sàn là thiếu cơ sở khoa học. Chuẩn "co dãn" của các trường, liệu việc xử lý kết quả chung có vượt khỏi tầm kiểm soát của chúng ta?
Các tin mới hơn
6 “bí quyết†cho... mùa thi
(27-05-2003 16:38)
Tỷ lệ chọi theo các ngành vào Đại học Huế
(23-05-2003 15:31)
Tỷ lệ chọi theo các ngành vào Đại học Huế
(23-05-2003 14:52)
Tỷ lệ chọi theo các ngành vào Đại học Huế
(23-05-2003 14:23)
Đã có 1,4 triệu hồ sơ đăng ký dự thi ĐH, CĐ
(17-05-2003 16:44)
HS trúng tuyển ĐH, CĐ cần nộp những giấy tờ gì?
(13-05-2003 10:07)
Hồ sơ đăng ký dự thi vào đại học giảm
(09-05-2003 14:52)
Học sinh giỏi quốc gia được xét tuyển thẳng như thế nào?
(07-05-2003 16:15)
Tuyển sinh vào ĐH, CĐ theo chế độ cử tuyển năm 2003
(02-05-2003 07:56)
Đề thi đại học, cao đẳng năm nay cải tiến theo hướng nào?
(02-05-2003 07:37)
Các tin đã đăng
Còn đó nhiều bất cập
(29-04-2003 07:42)
Sẽ rắc rối nguyện vọng 3
(25-04-2003 14:42)
Bộ GD - ĐT áp dụng 9 biện pháp chỉnh luyện thi ĐH-CĐ
(25-04-2003 07:29)
Ai được hưởng điểm ưu tiên tuyển sinh ĐH, CĐ?
(24-04-2003 07:20)
Danh sách các trường không tổ chức thi tuyển sinh
(23-04-2003 15:13)
Luyện thi trên mạng qua thuê bao Internet 1260
(21-04-2003 08:16)
Lịch thi tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2003
(21-04-2003 08:03)
Hướng dẫn thực hiện một số việc trong kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2003
(17-04-2003 10:51)
Thông báo về lệ phí tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2003
(17-04-2003 10:47)
Phương án tuyển sinh 2003
(17-04-2003 10:44)
|
Tin tức, sự kiện nổi bật
Thông báo số 01 viết bài tham dự Hội thảo “30 năm thực hiện Nghị định 30/CP của Chính phủ, phát triển Đại học Huế thành Đại học Quốc gia”
(15-08-2024 09:31)
Thông báo tuyển sinh đại học bằng hai, liên thông từ trình độ trung cấp, cao đẳng lên đại học tại Khoa Kỹ thuật và Công nghệ - Đại học Huế năm 2023 đợt 3
(19-10-2023 14:46)
Thông báo Danh sách tập thể và cá nhân được đề nghị công nhận các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng năm học 2022 - 2023
(21-08-2023 10:27)
Tin tức, sự kiện mới nhất
Liên kết
|