English | Français   rss
Liên kết
EFL teachers’ beliefs and practices on the use of interactive activities in reading classes at tertiary level: A case study at a local university in Vietnam
Góp ý

The thesis enriches the literature on language education in the field of English teaching methodology. It borrows Sociocultural Theory by Vygotsky (1978) as theoretical base and teachers’ beliefs system suggested by Mo (2020) as conceptual framework for the sake of answering the proposed research questions

Ph.D Candidate: Nguyen Thi Le Hang

Thesis title: EFL teachers’ beliefs and practices on the use of interactive activities in reading classes at tertiary level: A case study at a local university in Vietnam

Major: Theory and Methodology of English Language Teaching

Code: 9 14 01 11

Academic year: 2017-2020

Supervisors: 1. Dr. Bao Kham Institution: University of Foreign Languages and International Studies, Hue University

  1. Assoc. Prof. Dr. Do Minh Hung Institution: Dong Thap University

New Contributions

The present doctoral dissertation has major contributions as follows:

  1. Theoretically, the thesis enriches the literature on language education in the field of English teaching methodology. It borrows Sociocultural Theory by Vygotsky (1978) as theoretical base and teachers’ beliefs system suggested by Mo (2020) as conceptual framework for the sake of answering the proposed research questions. The thesis is significant since up to now, very few studies have been conducted in Vietnam on the topic of interactive activities, especially in the higher education context. In this thesis, the researcher has managed to describe the connection between interactive activities and EFL reading as well as portray various types of interactive activities in EFL reading classes. The triangulation of data collection methods including pre- interviews, classroom observations and stimulated recall interviews helps to gather sufficient data for analysing EFL teachers’ beliefs and usage of interactive activities in tertiary reading classes in the higher education context of Vietnam.
  2. Practically, the present thesis tries to explore EFL teachers’ beliefs of interactive activities in EFL reading classes in a mentioned context, identify and categories the interactive activities frequently used by EFL teachers, and analyze the factors affecting EFL teachers’ usage of interactive activities in their context of tertiary reading classes like their professional training, their access to updated teaching methodology, the students’ background knowledge, the teaching materials, teaching facilities and time allocation. This research topic has been important and practical in English teaching and learning contexts in general, particularly in higher education context of Vietnam. It is significantly meaningful in helping Vietnamese EFL teachers have a deeper understanding about foreign language teaching and learning in tertiary education at local universities, which hopefully helps the policy makers have a better view on the whole picture of teaching foreign languages in Vietnam.

---------------------------------------------------

Họ và tên NCS:            Nguyễn Thị Lệ Hằng

Tên luận án: “Niềm tin và thực tiễn triển khai hoạt động tương tác trong lớp đọc hiểu tiếng Anh ở bậc đại học: nghiên cứu trường hợp giảng viên tại một trường đại học địa phương ở Việt Nam”

Chuyên ngành: Lý luận và Phương pháp dạy học bộ môn tiếng Anh

Mã số: 9 14 01 11

Niên khóa: 2017-2020 Tên cơ sở đào tạo: Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế

Giáo viên hướng dẫn:              1.TS. Bảo Khâm - Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế

  1. PGS. TS. Đỗ Minh Hùng – Trường Đại học Đồng Tháp

Những đóng góp mới của luận án

Luận án này có những đóng góp chính sau:

  1. Về mặt lý luận, luận án làm phong phú thêm nguồn tư liệu về giảng dạy ngôn ngữ, cụ thể là trong lĩnh vực phương pháp dạy học tiếng Anh. Luận án dựa trên thuyết văn hóa xã hội của Vygotsky (1978) làm cơ sở lý thuyết và hệ thống niềm tin của giáo viên do Mo (2020) đề xuất làm khung khái niệm nhằm trả lời các câu hỏi nghiên cứu được đưa ra. Luận án có ý nghĩa quan trọng bởi cho đến nay, ở Việt Nam có rất ít nghiên cứu liên quan đến chủ đề hoạt động tương tác được thực hiện, đặc biệt là trong bối cảnh giáo dục đại học. Trong luận án này, người nghiên cứu đã mô tả được mối liên hệ giữa các hoạt động tương tác và việc đọc hiểu tiếng Anh cũng như khắc họa các loại hoạt động tương tác khác nhau trong các lớp học đọc hiểu này. Các phương pháp thu thập dữ liệu bao gồm phỏng vấn trước dạy, quan sát lớp học và phỏng vấn hồi tưởng giúp thu thập đủ dữ liệu để phân tích niềm tin và thực tế giảng dạy của giảng viên tiếng Anh qua việc sử dụng các hoạt động tương tác cho sinh viên bậc đại học trong bối cảnh giáo dục đại học của Việt Nam.
  2. Về mặt thực tiễn, luận án nghiên cứu niềm tin của giảng viên tiếng Anh đối với các hoạt động tương tác trong các lớp đọc hiểu tiếng Anh trong bối cảnh cụ thể, xác định và phân loại các hoạt động tương tác mà giảng viên thường sử dụng, đồng thời phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng các hoạt động tương tác trong lớp học đọc hiểu. Các yếu tố như phát triển chuyên môn nghiệp vụ, khả năng tiếp cận phương pháp giảng dạy cập nhật, kiến thức nền tảng của sinh viên, tài liệu giảng dạy, phương tiện giảng dạy và phân bổ thời gian là những yếu tố ảnh hưởng đến việc vận dụng các hoạt động tương tác. Đề tài nghiên cứu này có ý nghĩa quan trọng và thiết thực trong bối cảnh dạy và học tiếng Anh nói chung, đặc biệt là trong bối cảnh giáo dục đại học của Việt Nam. Đề tài có ý nghĩa quan trọng trong việc giúp giảng viên dạy tiếng Anh hiểu sâu hơn về việc dạy và học ngoại ngữ ở các trường đại học trong nước, qua đó hy vọng sẽ giúp các nhà hoạch định chính sách có cái nhìn rõ hơn về bức tranh toàn cảnh về giảng dạy ngoại ngữ ở Việt Nam.

 

Các tin đã đăng
Liên kết
×