English | Français   rss
Liên kết
Trường nào liên thông? (24-05-2005 15:35)
Góp ý
Do điều kiện kinh tế hoặc sức học, chưa có cơ hội vào ĐH, bạn có thể chọn một trong các ngành học liên thông của các trường dưới đây. Sau mỗi bậc học, bạn có thể vừa đi làm để giải quyết vấn đề kinh tế vừa được công nhận để tiếp tục học lên ĐH.

Trường ĐH Bán công Tôn Đức Thắng: Khoá đầu tiên liên thông từ THCN lên ĐH của trường tuyển 2 ngành: Công nghệ kỹ thuật điện và Công nghệ điện tử viễn thông.

 

Ngành Công nghệ kỹ thuật điện khác ngành Kỹ sư hệ thống điện ở chỗ hệ thống điện đào tạo ra kỹ sư lý  thuyết, trong khi ngành công nghệ kỹ thuật điện của hệ liên thông đào tạo kỹ sư thực hành. Tương tự, ngành điện tử viễn thông đào tạo kỹ sư lý thuyết còn ngành công nghệ điện tử viễn thông đào tạo ra kỹ sư thực hành.

 

Thời gian học của sinh viên kỹ sư thực hành chính qui thường ít hơn kỹ sư lý thuyết khoảng gần 1 năm (học 4,5 năm trong khi kỹ sư lý thuyết  học 5 năm). 

 

Đối tượng tuyển sinh là hoc sinh đã tốt nghiệp THCN hệ chính quy các ngành hoặc chuyên ngành liên quan đến Điện công nghiệp - dân dụng; Điện tử - viễn thông; có kinh nghiệm công tác chuyên ngành sau khi tốt nghiệp từ 2 năm trở lên. Riêng những người tốt nghiệp khá, giỏi thì được miễn quy định thời gian công tác và được cộng điểm ưu tiên vào kết quả thi tuyển sinh (khá cộng 1 điểm, giỏi cộng 2 điểm).

 

Trong năm nay, trường dự kiến tiếp tục đào tạo chương trình liên thông chính qui từ THCN lên thẳng ĐH với chỉ tiêu được Bộ GD-ĐT giao là 300 chỉ tiêu.

 

Hiện tại, trường đang xin mở thêm 2 ngành mới: ngành Tin học (liên thông từ Trung học chuyên nghiệp tin học lên Cử nhân khoa học máy tính)  và ngành kế toán (liên thông từ Trung học chuyên nghiệp hạch toán kế toán lên Cử nhân kế toán kiểm toán). Tháng 10 sẽ tổ chức tuyển sinh. Nếu tuyển sinh cả 4 ngành, trường cũng chỉ tuyển 300 sinh viên (mỗi ngành 1 lớp khoảng 80). Đối tượng là tất cả học sinh tốt nghiệp bậc THCN  thuộc ngành liên quan trong cả nước.

 

Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM: Dựa trên sự đề xuất của Hiệu trưởng trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM, năm học 1988-1999, Bộ GD-ĐT đã giao cho trường xây dựng và đào tạo chương trình liên thông hai giai đoạn.

 

Lúc đó còn được gọi là chương trình đào tạo khối N 3+3. Tức là đào tạo 3 năm đầu cấp bằng kỹ thuật viên trung cấp; đào tạo tiếp 3 năm cấp bằng kỹ sư đại học. Sau này, theo Luật Giáo dục, chương trình đào tạo trung cấp rút xuống còn 2 năm. Thời gian đào tạo là 2+3 năm. Ngoài những thí sinh tốt nghiệp THCN, trung học nghề, trường cũng mở rộng đối tượng tuyển sinh cho những thí sinh có bằng nghề bậc 3/7 tương ứng với ngành dự thi được dự thi vào hệ này. Hệ đào tạo này, hiện nay gọi là đào tạo khối K- 3/7.

 

Đến năm học 1991-1992, trường tiếp tục đưa vào đào tạo chương trình liên thông 3+2, còn gọi là chương trình đào tạo khối N – chuyển tiếp. Tức là, đào tạo 3 năm, cấp bằng cao đẳng, đào tạo tiếp 2 năm cấp bằng kỹ sư và chứng chỉ sư phạm bậc 2. Hệ đào tạo này hiện được gọi là đào tạo khối K – chuyển tiếp.

 

Sinh viên tốt nghiệp từ hệ đào tạo liên thông này còn được gọi là kỹ sư thực hành. Đội ngũ này vừa nắm vững kiến thức của một kỹ sư đại học, vừa có tay nghề rất vững. Do đó, kỹ sư thực hành đặc biệt được các doanh nghiệp “yêu thích”. Vì sau khi ra trường có thể bắt tay vào công việc một cách nhanh chóng và thuần thục. Đến nay, trường đã có trên 6.000 sinh viên tốt nghiệp từ hệ đào tạo này.

 

Kỳ tuyển sinh năm nay, trường tuyển sinh và đào tạo hệ K ở 5 ngành: Kỹ thuật điện - Điện tử; Điện khí hoá và Cung cấp điện; Cơ khí chế tạo máy; Cơ khí động lực; Công nghệ cắt may.

 

Hệ K – 3/7: chỉ tiêu tuyển là 250. Thời gian đào tạo: 3 năm. Văn bằng tốt nghiệp: Bằng Kỹ sư. Đối tượng tuyển sinh: Thuộc một trong hai đối tượng sau:  Có bằng tú tài cùng với bằng nghề bậc 3/7 tương ứng với ngành dự thi. Có bằng THCN hoặc trung học nghề tương ứng với ngành dự thi.

 

+ Ngành Kỹ thuật Điện - Điện tử:  Điện tử dân dụng, Điện tử công nghiệp, Phát thanh truyền hình, Bưu chính Viễn thông,…

+ Ngành Điện khí hóa – Cung cấp điện: Điện công nghiệp, Điện dân dụng, Xây lắp đường dây và trạm, Điện lạnh, Cơ điện, Điện tàu thủy...

+ Ngành Cơ khí Chế tạo máy: Cơ khí máy, Cơ khí cắt gọt, Nguội, Rèn, Gò, Hàn, Đúc, Cơ khí dệt, …

+ Ngành Cơ khí Động lực: Cơ khí ô tô, Điện ô tô, Máy nông nghiệp, Máy tàu, Máy nổ, Máy xây dựng, Tăng - Thiết giáp…

+ Ngành Công nghệ Cắt may: May, Thời trang…

 

Thí sinh có bằng với những ngành nghề khác gần với các ngành đào tạo trên phải nộp bản sao bằng kèm học bạ hoặc bảng điểm để xem xét. Thí sinh sẽ phải thi vào theo 3 môn: Toán, Lý và một môn chuyên ngành Kỹ thuật điện – điện tử,  Điện khí hóa - Cung cấp điện thi môn:  Kỹ thuật điện. Cơ khí chế tạo máy, Cơ khí động lực: Vẽ kỹ thuật. Công nghệ cắt may: Kỹ thuật cắt may.

 

Khối K-Chuyển tiếp: Thời gian đào tạo: 2 năm. Văn bằng tốt nghiệp: Bằng Kỹ sư và Chứng chỉ Sư phạm bậc II. Đối tượng tuyển sinh: Có bằng tốt nghiệp CĐ tương ứng với ngành đào tạo.

 

Điều kiện dự thi và môn thi: Tuyển thẳng những sinh viên tốt nghiệp CĐ loại giỏi và xuất sắc. Tổ chức thi tuyển đối với sinh viên tốt nghiệp CĐ loại khá và trung bình. Môn thi: 3 môn (chương trình bậc Cao đẳng) : Môn 1: Toán cao cấp; Môn 2: Vật lý đại cương. Môn 3: Lý thuyết mạch  với các ngành Kỹ thuật điện – Điện tử, Điện khí hóa - Cung cấp điện; Cơ lý thuyết với ngành Cơ khí chế tạo máy, Cơ khí động lực; Vật liệu dệt may với ngành Công nghệ cắt may.

 

Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM: Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM được Bộ GD-ĐT cho phép liên thông đào tạo giữa các bậc đào tạo trong trường.

 

Công nhân lên THCN (chỉ tiêu tuyển khoảng 700): Cơ khí, Công nghệ hoá học, Điện, Điện tử ô tô, Động lực. THCN lên CĐ (chỉ tiêu tuyển khoảng 600): Cơ khí, Động lực, Hoá, Điện, Điện tử, Công nghệ thông tin, Kinh tế.

 

Hệ liên thông đào tạo bậc CĐ cấp bằng chính qui, đào tạo các chuyên ngành: Công nghệ thông tin, Điện tử, May thời trang, Điện công nghiệp, Cơ khí, Kế toán, Công nghệ hóa, Công nghệ Thực phẩm.

Đối tượng: Tất cả học sinh đã tốt nghiệp hệ CNKT, THCN  thuộc các ngành đào tạo trên đều có thể đăng ký dự thi học liên thông lên bậc kế tiếp.

Nội dung thi: Một môn cơ sở và một môn chuyên ngành. Thời gian học: Tốt nghiệp hệ CNKT học thêm 6 tháng được cấp bằng THCN. Tốt nghiệp hệ THCN học thêm 1 năm rưỡi được cấp bằng CĐ.

Chương trình học liên thông của trường đã soạn thảo hoàn tất. Nội dung chương trình tập trung nâng cao về kiến thức lý thuyết chuyên môn. Thời gian học vào tối 6-9h và ngày Thứ Bảy, Chủ Nhật.  

Trường ĐH Khoa học Tự nhiên TP.HCM (thuộc ĐHQG TP.HCM):  Trường liên thông từ CĐ lên ĐH ngành Công nghệ thông tin. Hàng năm trường tuyển khoảng 300 chỉ tiêu đào tạo ĐH chính quy ngành công nghệ thông tin cho những sinh viên có bằng tốt nghiệp CĐ chính quy ngành này. Đầu tháng 12 trường có thông báo cụ thể về chương trình đào tạo liên thông.

Đối tượng: Tất cả sinh viên đã tốt nghiệp CĐ chính quy ngành tin học của trường thành viên ĐH Quốc gia TPHCM (ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐH Bách khoa). Trường đang dự kiến xin thêm đối tượng là các trường ngoài thành viên: chương trình học không khác 80% của trường thì sẽ xem xét.

Trường tuyển thẳng những sinh viên tốt nghiệp CĐ loại xuất sắc và giỏi. Ngoài ra phải thi tuyển.

Môn thi: Môn cơ bản, môn cơ sở, môn chuyên ngành. Thời gian đào tạo 2 năm.

Sinh viên tốt nghiệp được cấp bằng cử nhân khoa học ngành công nghệ thông tin hệ chính quy.

 

 

Trường ĐH Lao động –Xã hội: được Bộ GD-ĐT cho phép đào tạo 150 chỉ tiêu liên thông từ THCN lên CĐ các ngành sau: Công tác xã hội;  Quản lý lao động. Thời gian đào tạo: 18 tháng.

 

Điều kiện dự thi: Các thí sinh đã có bằng tốt nghiệp Trung học theo đúng chuyên ngành Đào tạo đã tốt nghiệp một năm trở về tr­ước (riêng những thí sinh tốt nghiệp loại Khá, Giỏi đ­ược dự thi ngay năm học đó). Các học sinh bậc Trung học (Trung cấp) đ­ược đào tạo liên thông lên học Cao đẳng theo đúng chuyên ngành được đào tạo ở bậc Trung học.

 

Chương trình Đào tạo: Nội dung ch­ương trình đào tạo t­ương ứng với nội dung ch­ương trình đào tạo Cao đẳng theo đúng chuyên ngành (thời l­ượng cho các môn học sẽ đ­ược cân đối cho phù hợp với l­ượng kiến thức các em đã đ­ợc trang bị ở bậc Trung học).  

 

Ngành Công tác xã hội: Đào tạo cán bộ công tác xã hội, sau này khi ra tr­ờng các em đã đ­ược đào tạo những kiến thức, kỹ năng về các chế độ chính sách đối với ng­ời có công, cứu trợ xã hội, bảo hiểm, trẻ em lang thang cơ nhỡ... có thể làm việc trong ngành LĐTBXH, trung tâm chính sách, Trung tâm ng­ời có công, trung tâm cai nghiện, hay các tổ chức về chính sách xã hội...  nói chung là về chính sách xã hội. 

 

Ngành quản lý lao động: Các em đ­ược ợc đào tạo về lao động tiền l­ơng, dân số, quản lý lao động.... các em có thể công tác trong ngành  LĐTBXH, các phòng LĐTBXH, Phòng Tổ chức nhân sự, lao động tiền l­ương, .. trong các đơn vị quản lý Nhà nước hay các doanh nghiệp.

 

 

Trường CĐ Công nghiệp Hà Nội: Từ năm 2002, trường được Bộ GD-ĐT cho phép đào tạo liên thông từ THCN lên CĐ. Nhà trường đã tuyển sinh đào tạo khoá 1, năm 2004  tiếp tục tuyển sinh đào tạo khoá 2 và năm nay là khoá 3. Chỉ tiêu tuyển sinh của trường là 300. Hình thức và thời gian đào tạo: tập trung chính quy, thời gian 18 tháng. Thời gian nhận hồ sơ: tháng 4 và thi vào tháng 8/2005.


Ngành đào tạo: Cơ khí; Động lực; Kỹ thuật Điện; Kỹ thuật điện tử, Tin học, Kế toán
Đối tượng tuyển: Học sinh tốt nghiệp các trường THCN chính quy loại Giỏi, Khá  sẽ được tham gia dự tuyển ngay sau khi tốt nghiệp; học sinh tốt nghiệp THCN loại trung bình phải có kinh nghiệm làm việc 2 năm trở lên.

 

Hồ sơ dự tuyển: Hồ sơ đăng ký dự thi vào các trường ĐH,CĐ của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Bản sao bằng tốt nghiệp THCN. Riêng đối với học sinh đã tốt nghiệp THCN ở các trường khác phải làm đơn đăng ký học liên thông  và bản sao bảng điểm THCN có xác nhận của truờng đã học (tất cả các bản sao phải có công chứng Nhà nước).

 

 

Trường CĐ Bán công Quản trị Kinh doanh: Khoảng đầu tháng 6 này, trường tổ chức tuyển sinh liên thông hệ THCN lên CĐ ngành Kế toán. Đối tượng dự tuyển là tất cả các học sinh tốt nghiệp Trung học ngành kề toán hệ chính quy. Thời gian học 16 tháng.

 

Được biết học sinh học chương trình liên thông ở các trường này đều phải đóng học phí giống như quy định đóng học phí của Bộ GD-ĐT đối với những sinh viên khác học CĐ,ĐT. Tuy tuy nhiên phụ thuộc vào thời gian và chương trình học ngắn hay dài tổng học phí của các sinh viên liên thông này khác so với những sinh viên học chương trình bình thường.

(Theo vietnamnet)

Liên kết
×