English | Français   rss
Liên kết
Ký kết giao ước thi đua năm 2022 (14-04-2022 08:24)
Góp ý

Ngày 13/4/2022, PGS.TS. Nguyễn Quang Linh, Giám đốc Đại học Huế chủ trì lễ ký kết giao ước thi đua giữa trưởng các đơn vị thành viên, đơn vị thuộc và trực thuộc Đại học Huế. Giao ước thi đua làm căn cứ đề nghị công nhận các danh hiệu thi đua và khen thưởng.

 

 

Thành phần tham gia thi đua gồm các đơn vị đào tạo (8 trường Đại học thành viên, Viện Công nghệ Sinh học, Trường Du lịch, Phân hiệu Đại học Huế tại Quảng Trị, 3 khoa thuộc, Viện Đào tạo mở và Công nghệ thông tin, Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh) và đơn vị hành chính, phục vụ đào tạo: Trung tâm Phục vụ sinh viên, Trung tâm Khởi nghiệp và Đổi mới sáng tạo, Nhà xuất bản. Việc tham gia ký kết giao ước thi đua là thực hiện Nghị định 91/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng; Công văn số 32/BGDĐT-TĐKT ngày 06/01/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn tổ chức hoạt động, bình xét thi đua, khen thưởng các đơn vị trực thuộc Bộ và cơ sở giáo dục đại học, trường cao đẳng sư phạm và Công văn số 3106/BGDĐT-TĐKT ngày 17/8/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc triển khai thực hiện một số quy định của Thông tư 21/2020/TT-BGDĐT.

 

Tiêu chí giao ước thi đua gồm có 8 nhiệm vụ và 5 giải pháp. Các nhiệm vụ bao gồm: Rà soát, sắp xếp, tinh gọn bộ máy, Nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức; Nâng cao chất lượng đào tạo; tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, giáo dục thể chất cho sinh viên, bảo đảm an toàn trường học; Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong đào tạo và quản lý; Đẩy mạnh phân cấp và thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm; Hội nhập quốc tế; Tăng cường cơ sở vật chất bảo đảm chất lượng các hoạt động GDĐT; Phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao.

 

Các giải pháp để thực hiện nhiệm vụ bao gồm: Hoàn thiện thể chế, đẩy mạnh cải cách hành chính; Nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý của cán bộ quản lý giáo dục: Tổ chức, triển khai thực hiện công tác bồi dưỡng nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý cho đội ngũ lãnh đạo phòng, ban trở lên; Tăng cường các nguồn lực đầu tư cho giáo dục đào tạo; Công tác khảo thí và kiểm định, đánh giá chất lượng giáo dục; Công tác truyền thông.

 

Chỉ tiêu thi đua dựa trên 8 lĩnh vực công tác: đào tạo, khoa học công nghệ, hợp tác quốc tế, quản trị và tự chủ đại học, đảm bảo và kiểm định chất lượng giáo dục, cơ sở vật chất, kế hoạch tài chính, công tác sinh viên, khởi nghiệp, hệ thống doanh nghiệp kết nối.

 

Dựa trên các tiêu chí này, các đơn vị sẽ bị điểm trừ nếu có vi phạm làm ảnh hưởng tới môi trường giáo dục. Các đơn vị sẽ được đánh giá trên cơ sở những tiêu chí và chỉ tiêu tương ứng đặc thù nhóm (đơn vị đào tạo; đơn vị hành chính, phục vụ đào tạo và khác). Đơn vị có tỷ lệ phần trăm điểm cao nhất so với điểm tổng tối đa sẽ là đơn vị dẫn đầu khối thi đua.

 

Đại học Huế chịu trách nhiệm lãnh đạo, tổ chức, giám sát và thẩm định kết quả thi đua của các trường đại học thành viên. Kết thúc năm học, các trường tự thẩm định, đánh giá kết quả thực hiện và tự chấm điểm kết quả thi đua; gửi báo cáo đánh giá, chấm điểm cho Đại học Huế. Trên cơ sở điểm đánh giá trường của các đơn vị chức năng và báo cáo đánh giá, tự chấm điểm của trường, Hội đồng thi đua, khen thưởng Đại học Huế sẽ họp để đánh giá và bỏ phiếu (chấm điểm). Kết quả chấm điểm của Hội đồng là cơ sở để Đại học Huế lập hồ sơ đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận danh hiệu tập thể Lao động xuất sắc, tặng Cờ thi đua và Bằng khen của Bộ trưởng.

 

PV

Liên kết
×