English | Français   rss
Liên kết
Năm học 2022 – 2023: Thay đổi để phát triển (03-09-2022 03:29)
Góp ý

“Thay đổi để phát triển” là chủ đề của năm học 2022 – 2023 được Giám đốc Đại học Huế đặt ra tại Hội nghị Tổng kết năm học 2021 – 2022 và triển khai nhiệm vụ năm học 2022 – 2023 diễn ra vào ngày 31/8 vừa qua. Trong bối cảnh mới, Đại học Huế đứng trước nhiều thách thức nhưng cũng không ít thời cơ, vận hội mới. Trên nền tảng thành tựu đã đạt được, Đại học Huế cần phải làm gì để tiếp tục tiến trình phát triển Đại học Huế thành Đại học Quốc gia?

Hội nghị Tổng kết năm học 2021 – 2022 và triển khai nhiệm vụ năm học 2022 – 2023 do PGS.TS. Huỳnh Văn Chương, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng Đại học Huế và PGS.TS. Lê Anh Phương, Phó Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Đại học Huế chủ trì

 

PGS.TS. Lê Anh Phương, Giám đốc Đại học Huế trình bày nội dung và kế hoạch triển khai năm học 2022 – 2023

 

Hội nghị có sự tham dự của Ông Trần Nam Tú, Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường; PGS.TS. Nguyễn Văn Toàn và PGS.TS Nguyễn Quang Linh, Nguyên Bí thư Đảng uỷ, Nguyên CT HĐ, Nguyên GĐ Đại học Huế

 

Năm học 2021 – 2022 đánh dấu những sự kiện nổi bật

 

Năm học 2021 – 2022 là mốc thời gian 65 năm xây dựng và phát triển Đại học Huế, một đại học đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao, khẳng định mục tiêu phát triển Đại học Huế thành Đại học Quốc gia theo Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị và Nghị quyết 83 của Chính phủ. Tại buổi làm việc với cán bộ chủ chốt Đại học Huế ngày 6/7/2022, PGS.TS. Nguyễn Kim Sơn, UVBCH TW Đảng CSVN, Bí thư Ban Cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT khẳng định quan điểm ủng hộ với định hướng phát triển Đại học Huế thành đại học quốc gia. Đề án phát triển Đại học Huế thành Đại học Quốc gia đã được 5 Bộ, Ngành thông qua và đang được hoàn thiện để Bộ Giáo dc và Đào tạo trình Chính phủ. Đồng thời, Đại học Huế cũng đã khởi động 03 Đề án liên quan gồm: Đề án phát triển Trường Đại học Y - Dược, Đại học Huế theo mô hình Trường - Viện cấp quốc gia, hướng tới đạt chuẩn quốc tế vào năm 2045, Đề án phát triển Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế trở thành Trường Đại học Sư phạm trọng điểm quốc gia và Đề án xây dựng Viện Công nghệ sinh học thành Trung tâm Công nghệ sinh học cấp quốc gia tại miền Trung.

 

PGS.TS. Huỳnh Văn Chương, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng Đại học Huế và PGS.TS. Lê Anh Phương, Phó Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Đại học Huế tặng hoa tri ân PGS.TS Nguyễn Quang Linh, Nguyên Bí thư Đảng ủy, Nguyên Chủ tịch Hội đồng, Nguyên Giám đốc Đại học Huế nhiệm kỳ 2016-2021

 

Năm học 2021 – 2022 là năm chuyển giao nhiệm kỳ Giám đốc Đại học Huế, một chặng đường tiếp theo, nối dài sự phát triển bền vững của Đại học Huế. Cũng trong năm học này, Hội đồng Đại học Huế đã ban hành các Nghị quyết công nhận hiệu trưởng các trường đại học thành viên Đại học Huế. Hội đồng trường các trường đại học thành viên ban hành và công bố các nghị quyết bổ nhiệm Phó hiệu trưởng. Các quy trình công tác nhân sự được thực hiện theo quy định của Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học. Tuyển sinh đại học hệ chính quy và cao học đạt tỉ lệ gần 100% chỉ tiêu, trong đó có 13.122 thí sinh trúng tuyển đại học và 1776 thí sinh trúng tuyển cao học. Cùng với việc nỗ lực xây dựng các chương trình kiểm định theo chuẩn AUN-QA, Đại học Huế đang tiếp tục đẩy mạnh công tác kiểm định chương trình đào tạo và kiểm định cơ sở đào tạo theo chuẩn quốc gia chu kỳ 2 đối với các trường thành viên Đại học Huế. Công bố quốc tế của Đại học Huế tiếp tục tăng mạnh; Giải thưởng Hồ Chí Minh và nhiều giải thưởng khoa học công nghệ các cấp; các hoạt động hợp tác quốc tế được thúc đẩy nhanh sau đại dịch Covid 19: ký kết mới 21 MoU; tiếp nhận 225 sinh viên nước ngoài theo học các chương trình đào tạo và 172 sinh viên trao đổi ngắn hạn; đón tiếp 85 đoàn khách quốc tế đến thăm và làm việc; tổ chức 58 đoàn cán bộ và sinh viên tham gia các chương trình đào tạo, trao đổi, hợp tác nghiên cứu tại các cơ sở giáo dục đại học quốc tế; thực hiện thủ tục cấp phép mới 09 dự án hợp tác quốc tế, tổ chức 26 hội thảo, hội nghị quốc tế

 

Đồng thuận, gắn kết

Báo cáo tại Hội nghị tổng kết năm học 2021 – 2022 và phương hướng nhiệm vụ năm học 2022 – 2023, PGS.TS. Lê Anh Phương, Giám đốc Đại học Huế cho rằng, trong bối cảnh hội nhập, toàn cầu hóa, giáo dục cũng không nằm ngoài sự cạnh tranh và hợp tác toàn cầu, đòi hỏi giáo dục đại học phải đạt được những chuẩn mực chung,  đảm bảo chất lượng giáo dục đang ngày càng được đặt lên vị trí hàng đầu. Từ bối cảnh đó, những thách thức đặt ra đối với Đại học Huế chính là các vấn đề: quản trị đại học, tự chủ đại học để theo đuổi mục tiêu xây dựng Đại học Huế thành Đại học Quốc gia.

Tại hội nghị, nhiều ý kiến đóng góp cho phương hướng nhiệm vụ năm học 2022 - 2023

 

Để đạt được mục tiêu đó, Đại học Huế cần tận dụng thời cơ, lợi thế của một Đại học đa ngành, đa lĩnh vực với vị thế của các trường thành viên, Đại học Huế đã được xác định đứng trong tốp 5 các đại học hàng đầu Việt Nam; sự đồng thuận, gắn kết, cùng phát triển của tập thể hơn 4000 cán bộ, giảng viên; sự kết nối các thế hệ người học trong lịch sử 65 năm qua; năng lực liên kết, hợp tác trong đào tạo, bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học.  Mô hình và vị thế của đại học vùng được khẳng định trong Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học năm 2018, Nghị định số 99/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ, Thông tư số 10/2020/TT-BGDĐT ngày 14/5/2020 của Bộ GD&ĐT đã cụ thể hóa mô hình đại học vùng, xác định những quyền tự chủ để phát triển mô hình một cách mạnh mẽ. Nghị quyết số 54 của Bộ Chính trị và Nghị quyết số 83 của Chính phủ tạo điều kiện để Đại học Huế và các đơn vị tập trung hoàn thành mục tiêu xây dựng Đại học Huế thành Đại học Quốc gia.

 

Tuy nhiên, bên cạnh những thời cơ, thuận lợi, vẫn còn những hạn chế cần khắc phục, đó là: sự thích ứng với sự chuyển dịch cơ cấu nghề nghiệp của xã hội; tính đồng bộ, hệ thống, chuyên nghiệp trong đào tạo và cung cấp dịch vụ giáo dục đào tạo chưa cao; chưa linh hoạt, chủ động, sáng tạo trong đào tạo và quản lý đào tạo; Quy hoạch ngành nghề đào tạo chưa kịp thời; Việc chuyển giao khoa học công nghệ chưa đạt hiệu quả như mong đợi; Chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ còn nhiều trở ngại.

 

Kiên định mục tiêu phát triển Đại học Huế thành ĐHQG

 

Năm học 2022-2023, nhiều nội dung được Giám đốc Đại học Huế xác định để cùng xây dựng, phát triển Đại học Huế thành Đại học Quốc gia. Thứ nhất, đối với công tác tái cấu trúc, cần tiếp tục thúc đẩy nhanh việc thành lập doanh nghiệp khoa học công nghệ trong trường đại học; phát triển các phân hiệu, văn phòng Đại học Huế ở các địa phương; xây dựng ngành nghề đào tạo theo hướng liên ngành, xuyên ngành, song ngành; đẩy mạnh triển khai kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ viên chức, người lao động. Xây dựng, thực hiện các nghị quyết, kế hoạch, đề án để phát triển nguồn nhân lực, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực chung của ĐHH, bố trí hoạt động chuyên môn cho đội ngũ viên chức quản lý, trọng dụng và thu hút nhân tài theo Chiến lược phát triển ĐHH giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2045.

 

Đổi mới công tác quản lý, nâng cao chất lượng đào tạo; cải tiến chương trình đào tạo, mở rộng chuyên ngành đào tạo, xây dựng ngành đào tạo mới; Đa dạng các hình thức tuyển sinh, mô hình đào tạo; Đẩy mạnh mô hình đào tạo kết hợp với doanh nghiệp và cơ quan sử dụng lao động; Bồi dưỡng năng lực giảng viên theo chuẩn quốc gia, khu vực và quốc tế; Cập nhật xu hướng đào tạo mới, tiên tiến của thế giới; tăng cường hợp tác quốc tế, đào tạo đơn bằng, đào tạo song bằng; phát huy nội lực từ chuyên gia; kết hợp trí tuệ của trí thức từ cơ sở đào tạo khác; Đẩy mạnh hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; tạo hệ sinh thái hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo cho sinh viên. Đi đôi với đổi mới công tác quản lý đào tạo là vấn đề đảm bảo chất lượng giáo dục, đẩy mạnh đánh giá trường, xếp hạng đại học, kiểm định chất lượng chương trình đào tạo; tập trung đầu tư các ngành mũi nhọn, trọng điểm để triển khai đánh giá chất lượng chương trình đào theo tiêu chuẩn AUN-QA và các tổ chức kiểm định quốc tế

 

Đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động khoa học và công nghệ; chất lượng của Tạp chí khoa học; đề tài và các chương trình nghiên cứu; Duy trì và mở rộng các chính sách tạo động lực cho các đơn vị, cá nhân nhà khoa học thúc đẩy công bố khoa học và chuyển giao, thương mại hóa sản phẩm; Tăng cường mối quan hệ hợp tác với các địa phương, doanh nghiệp; thực hiện các nhiệm vụ KH&CN theo đặt hàng; chủ động nắm bắt thông tin, chủ động chuẩn bị sẵn sàng các ý tưởng, đề xuất nhiệm vụ KH&CN các địa phương và cấp quốc gia; tích cực tham gia các hội nghị-hội thảo trong khu vực; Xây dựng các chương trình khoa học công nghệ có tầm cỡ, thu hút sự tham gia của các chuyên gia, các trường đại học trong cả nước, giải quyết được những vấn đề lớn của đất nước; Tiếp tục xây dựng các nhóm nghiên cứu mạnh liên ngành, xuyên ngành để tạo ra các công nghệ nguồn, các công nghệ mới; Tiếp tục đẩy mạnh công bố khoa học quốc tế, chuyển giao công nghệ và thương mại hóa sản phẩm và đăng ký sở hữu trí tuệ; phấn đấu số lượng các bài báo khoa học được công bố trên các tạp chí quốc tế có uy tín tăng 20%/năm (Web of Science và Scopus), đạt mức 600 bài; công bố khoa học bình quân đạt 0,2 bài/giảng viên cơ hữu; 5-10 sản phẩm KHCN được đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ, 5-8 công nghệ/sản phẩm được chuyển giao có nguồn thu.

 

Đẩy mạnh hợp tác quốc tế gắn với đào tạo và nghiên cứu khoa học; Mở rộng hợp tác phát triển và hội nhập quốc tế theo hướng chủ động hội nhập các nền giáo dục đại học và KHCN tiên tiến của thế giới nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và hoạt động KHCN theo hướng hiện đại.

 

Tăng cường cơ sở vật chất, tiềm lực tài chính, các phương án tự chủ tài chính, cơ sở hạ tầng CNTT, các phòng thí nghiệm nâng cao năng lực nghiên cứu, giải quyết các vấn đề khu quy hoạch đô thị Đại học Huế; Đa dạng các hình thức hoạt động cho học sinh sinh viên, tăng cường kết nối các thế hệ cựu sinh viên; thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, kết nối doanh nghiệp, đào tạo kỹ năng cho sinh viên; Đẩy mạnh truyền thông và phát triển thương hiệu.

 

Đại biểu tham dự Hội nghị là lãnh đạo Đại học Huế, lãnh đạo các trường, viện thành viên, đơn vị thuộc và trực thuộc Đại học Huế

 

 

 

Các tin mới hơn
Liên kết
×